“Nước lấy người làm gốc. Trong đó nhân phẩm có cao thấp không giống nhau. Trên có vua sửa sang chỉnh đốn việc nước, dưới có các sĩ phu: kẻ xuất người xử. Người hiền hay không có khác nhau, thì việc nước trị hay nước loạn do đó mà có khác… Nước Việt ta phong khí đã mở mang, khí tinh hoa đều hợp lại. Trong khoảng đó, các bậc minh quân kế tiếp nổi lên, danh khanh lương tá thường xuất hiện ra. Các danh tài tuấn kiệt đời đời đều có, hoặc có người được ghi công vào đỉnh vạc, hoặc có người lập công với lưỡi búa cờ mao, có người nổi tiếng ở làng văn, có người tỏ khí tiết trong lúc ngặt nghèo, đều là những người có nhiều tài năng đáng kể, có công nghiệp danh vọng đáng khen mà trên dưới một nghìn năm xuất hiện đều đặn…”.
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, khi đi sứ, ông đã ứng đáp thông minh, linh hoạt, sắc sảo khiến cả vua quan phương Bắc phải khâm phục; khi về làm dân, ông đã có nhiều việc làm ích nước lợi dân được đời sau ngưỡng mộ. Tiến sĩ Nguyễn Bá Lân - người đã viết phú Nôm "Ngã Ba Hạc Phú", góp phần thúc đẩy sự phát triển của thể loại này trong tiến trình văn học Việt Nam. Suốt đời làm quan ông đã để lại tấm gương liêm khiết, cương trực, không cúi đầu trước bạo lực đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, do đó, không phải ngẫu nhiên mà sau khi ông mất được tôn làm thành hoàng.
Một trong những nhân vật mà ta không thể quên là Tổng đốc Hoàng Diệu - người đã kiên quyết giữ thành Hà Nội trong trận đánh oanh liệt ngày 25/4/1882. Cho dù thất bại, phải chọn lấy cái chết để tỏ lòng trung hiếu với dân với nước.
Ngoài ra, còn có những nhân vật văn võ song toàn như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, trung tướng Nguyễn Bính, thiếu tướng Nguyễn Sơn… Không chỉ là những nhà quân sử đầy tài năng mà họ còn là những nhà chính trị lỗi lạc đã có nhiều cống hiến nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn lịch sử khác nhau. Tất nhiên, chúng ta không thể không đề cập đến nhà chính trị, Tổng bí thư Lê Duẩn. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của ông đối với lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam là đã dự thảo "Đề cương cách mạng miền Nam" sau khi Hiệp định Genève được ký kết.
Cứu nước, canh tân đất nước không là công việc của riêng ai. Có những người dù không đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu có những đóng góp to lớn vì dân vì nước thì người đương thời và thế hệ sau cũng đều ghi nhớ.
Mục lục:
Lời nói đầu
Mạc Đĩnh Chi
Nguyễn Bá Lân
Nguyễn Thiếp
Ngô Thì Sĩ
Trịnh Hoài Đức
Hoàng Diệu
Kỳ Đồng
Trương Vĩnh Ký
Tôn Đức Thắng
Nguyễn An Ninh
Phạm Tuấn Tài
Phan Thanh
Nguyễn Hữu Tiến
Nguyễn Sơn
Nguyễn Bình
Lê Duẩn
Nguyễn Chí Thanh
Lưu Hữu Phước
Bút Tre
Tài liệu tham khảo