Tác giả: PGS, TS. Lê Thanh Bình (Chủ biên), ThS. Đoàn Văn Dũng
Số trang: 260 trang
Giá tiền: 48.000đ
Cuốn sách trình bày một số vấn đề mang tính lý luận như: khái niệm, định nghĩa về văn hóa, văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa, …
Các tác giả cho rằng: “văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa không phải là một loại hình văn hóa riêng biệt của ngành ngoại giao, của hoạt động đối ngoại mà sự biểu lộ các giá trị văn hóa Việt Nam đã thấm sâu vào tư tưởng, trí tuệ, phong cách của các tổ chức và các cá nhân làm công tác ngoại giao, cả ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân”, đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh: văn hóa đối ngoại cũng như quan hệ công chúng là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao, trong văn hóa đối ngoại ngày nay. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập các quan điểm, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về văn hóa đối ngoại, liên quan đến lĩnh vực quan hệ công chúng (PR).
Cuốn sách cũng nêu các khái niệm về PR chính phủ và giới thiệu lịch sử hình thành phát triển PR ở một vài quốc gia; phân tích mục tiêu và hoạt động PR thúc đẩy văn hóa đối ngoại nước ta những năm gần đây. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời tổng kết những thành tựu chính về PR trong văn hóa đối ngoại của đất nước trong lịch sử. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động công chúng trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hội nhập.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cuốn Giáo trình quan hệ công chúng chính phủ trong văn hóa đối ngoại sẽ là tài liệu bổ ích, thiết thực góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa trong và ngoài nước, tạo đà phát triển cho đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.