Ngày nay chúng ta thấy cái Nu được khắc lên các tượng dài, được vẽ trong các nhà thờ, tràn ngập các bảo tàng mà không tỏ ra ngạc nhiên gì. Có nhiều thư viện giành toàn bộ cho lời đáp câu hỏi: "Thể hiện cái Nu như thế nào?" (hình dạng phải tuân thủ chuẩn mực lí tưỏng nào? Lịch sử tiến hoá của nó ra làm sao?...). Nhưng cho đến nay người ta không hề nghĩ đến lời giải đáp cho câu hỏi "Tại sao cần có cái Nu?" Ngược lại nếu có một không gian văn hoá rộng lớn mà cái Nu chưa hề thâm nhập, hoàn toàn không được biết đến đó chính là Trung Quốc. Điều đó thật đáng ngạc nhiên vì truyền thống nghệ thuật Trung Quốc đã phát triển sâu rộng hội hoạ và điêu khắc các nhân vật.
Sự thiếu vắng triệt để cái Nu đó, không hề có ngoại lệ khiến ta phải xem xét một cách cặn kẽ. Bởi lẽ sự thiếu vắng này không phải là điều vặt vãnh. Nó liên quan đến một điều không thể xảy ra chỉ có thể giải thích được trên cơ sở những sự lựa chọn văn hóa đặc thù cho nền văn minh Trung Hoa.
Nhưng sự lựa chọn văn hoá ấy khiến chúng ta suy nghĩ ngược về tình huống phương Tây khi chúng ta tôn vinh cái Nu ỏ Trung Quốc khiến ta suy nghĩ tại sao nó lại có thể được ở châu Âu: trên một quan điểm lí thuyết, vì lẽ gì, để tạo dựng bình diện cái Đẹp, cái Nu phải xen vào giữa cái xác thịt và khoả thân, giữa ham muốn và xấu hổ? Một cái Nu như thế bất thần gây ra ngạc nhiên và từ đó trở thành một đối tượng triết học. Cái Nu đã trở thành một toán tử triết học sau khi đã là chủ đề ưa chuộng của các Viện nghệ thuật đến mức làm cho chúng ta mệt mỏi. Cái Nu gợi ý cho ta nhiều điều trong cuộc truy tìm muôn thuở cái tự - thân và cái hiện - hữu, mở ra như vậy một lối vào rõ rệt với bản thể học. Đồng thời nó làm hiện ra một đối tượng mới mà chúng ta tò mò muốn biết, vì đối tượng này chỉ được phân định bằng sự khiếm diện của chính nó: "Cái Nu không thể có"...