Hegel, với bạn đọc triết học Việt Nam, là một tên tuổi hết sức quen thuộc, không phải vì toàn bộ hệ thống quan điểm và các tác phẩm của ông đã thật sự được biết đến tường tận, mà vì vai trò của phép biện chứng mang tên ông trong tiến trình hình thành triết học Marxist. Sự quen thuộc đó đến độ, với ông, dường như không cần gì phải tìm hiểu hơn nữa ngoài các “kết luận” đã được chuẩn hóa. Tuy nhiên, đây lại là một nhân vật có nhiều thăng trầm trong việc đánh giá vị trí học thuật trong lịch sử triết học, ngay ở thế kỷ XX đầy những biến động, chứ không phải chỉ khuôn vào thời đại của ông. Đây chính là một tình tiết rất lớn mà bấy lâu nay chúng ta ít hoặc không được biết đến. Cuốn sách này có nội dung thuộc phạm vi như thế, ở một vấn đề mà càng xa lạ hơn cả “thân phận” thăng trầm của Hegel: thông diễn học.
Sách gồm 11 chương.
Mục lục :
Chương 1: Khoa học, thần học, và vấn đề chủ thể trong triết học hiện đại
Chương 2: Những nẻo đường của triết học thông diễn
Chương 3: Chủ nghĩa Schelling trong triết học Hegel giai đoạn đầu
Chương 4: Hình thức triết học cách mạng trong tác phẩm hiện tượng học tinh thần
Chương 5: Học thuyết Hegel về sự nhìn nhận đối với tinh thần
Chương 6: Các hình thái của sự nhìn nhận
Chương 7: Logic của sự nhìn nhận
Chương 8: Quyền và sự nhìn nhận của nó
Chương 9: Sittlichkeit và các phạm vi của nó
Chương 10: Tán dương và phê phán xã hội công dân: Hegel, Adam Smith, và Jean-Jacques Rousseau
Chương 11: Logic nhìn nhận của nhà nước lý tính