"Hồng Lâu Mộng" nguyên có tên "Thạch Đầu Ký" là trước tác lớn nổi tiếng của văn học cổ Trung Quốc. Tác giả của cuốn sách là Tào Tuyết Cần. Sách "Hồng Lâu Mộng" là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc trên con đường suy tàn. Cái vẻ ngoài tôn nghiêm nề nếp không che đậy được thực chất sự mục rỗng của giới thượng lưu sống trong Giả phủ.
Cuộc sống xa hoa, dâm ô cố hữu của giai cấp bóc lột và những mối quan hệ tàn nhẫn giữa họ với nhau đã đưa Giả phủ vào con đường tàn tạ không cứu vãn được. đó chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. Cái cảm giác “cây đổ vượn tan”, “Chim mỏi về rừng” đã chi phối ngòi bút Tào Tuyết Cần, một người chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng Phật giáo và Lão giáo. Cái vỏ bên ngoài của tác phẩm nhuốn màu huyền bí hư vô nhưng nội dung bên trong lại phản ánh tính hiện thực, báo hiệu buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Nó mang nhãn quan của một ngòi bút dân chủ, tư tưởng phản truyền thống. Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc chính là những đứa con “bất hiếu” của gia đình mình, họ chống quan niệm trọng nam khinh nữ truyền thống, chán ghét khoa cử công danh, theo đuổi một cuộc sống tự do, chống lại khuôn phép ràng buộc. Họ yêu nhau vì phản nghịch, càng phản nghịch họ càng yêu nhau. Đó là hồi âm của cuộc đấu tranh cái mới và cái củ, giữa tư tưởng dân chủ sơ khai và tư tưởng phong kiến
Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Thanh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm.
Nếu ta càng khảo về tác giả càng thêm rối, càng ít thuyết phục vì họ Tào là nhân vật chân chân giả giả, với bút pháp mờ mở ảo ảo như đưa ra vào chuyện từ trong mộng rồi ra đời thường, với thơ tứ triết lý rất cao, như Trang Tử nằm mơ thấy bướm, khi tỉnh dậy tự hỏi ta mơ thấy bướm hay là bớm hóa ra mình là Trang Chu. Có lẽ ta nên cứ để nguyên hình ảnh đó, về con người đó, để bình giảng về trí tuệ của ông ta mà không nên mổ xẻ nhiều. Tuy nhiên, sách không thể không có tên bởi vậy mà soạn giả gượng để tên sách là vậy vậy.
Mục lục :
Chương 1: Những nghi vấn về Tào Tuyết Cần
Chương 2: Hồng Lâu Mộng