Tư Mã Thiên có tên là Tử Trường sinh năm 145 trước Công Nguyên ở tỉnh Thiểm Tây, vì tổ tiên nhiều đời của ông đã từng làm quan Thái Sử (chi chép sổ sách) và chính cha ông là Tư Mã Đàm cũng làm "Thái sử lệnh" của nhà Hán, nên ông tự coi nghề chép sử là một việc rất cao quí dù có bị bọn vua chúa bấy giờ cười cợt khinh khi.
Lúc còn bé, Tư Mã Thiên sống ở Long Môn cày ruộng, chăn cừu, kết bạn với những người nông dân bình thường và tự tìm học trong sách vở cổ nhân. Năm mười tuổi, ông chuyên vào học hành và học hầu hết các kinh điển quan trọng.
Tư Mã Đàm rất chú ý đến việc giáo dục cho con.
Được cha khuyến khích, khi Tư Mã Thiên hai mươi tuổi liền lên đường chu du khắp nơi để thấy tận mắt những thắng tích mà sau này Tư Mã Thiên sẽ phải viết vào sử.
Những cuộc chu du ấy đã cung cấp cho ông vô số tài liệu truyền thuyết, giúp ông thấy được thái độ của nhân dân đối với những nhân vật, những biến cố của lịch sử. Chính những cuộc chu du như vậy đã cho Tư Mã Thiên thấy được đất nước của ông thật bao la hùng vĩ, và cho ông ý thức được sự vĩ đại của tổ quốc về mọi mặt để trở thành một sử gia vĩ đại sau này. Sau này có người nói: "muốn học được văn của Tư Mã Thiên thì trước hết phải học cái đi chơi của Tư Mã Thiên". Lời nói ấy không phải là quá đáng.
Mục lục:
Tư Mã Thiên: Chu du muôn dặm
Vũ Khiêm: Tuổi trẻ chí cao
Lý Chí: Phản cái học cũ
Văn Trưng Minh: không cần thông minh chỉ cần khổ công
Lý Công Lân: Học tập người xưa
Đường Dần: Tự sử tính tu học
Quách Thủ Kính: Tự chế kính thiên văn
Từ Hà Khách: Cậu bé hiếu kỳ
Tống Ưng Tinh: Nghe qua là thuộc
Tuân Tử: Người thầy mẫu mực
Cao Thích: Tìm mọi cách học
Sầm Tham: Vào rừng học tập
Đỗ Mục: Viết văn phê bình Hoàng Đế
Trương Trọng Cảnh: Nhiệt tâm cứu đói
Bùi Tú: Thích học bản đồ
Giả Tư Hiệp: Muốn dân giàu có
Án Anh: Không sợ nghèo hèn
Thiêu Hà: Chỉ đi tìm sách
Quản Trọng: Tình bạn chân tình
Lôi Phát Đạt: Nổi tiếng khéo tay
Vương Tích Xiển: Mộng cao như trời
Mai Văn Đỉnh: Học với người Tây phương
Vương Thanh Nhiệm: Quyết sửa sai người xưa
Mẫn tử Khiên: Đan cỏ lau làm áo lạnh
Lục Tích: Để dành quít dâng mẹ
Thái Thuận: Hái quả dâu dâng mẹ
Khuất Nguyên: Một lòng vì nước.