Tiếng Hà Nội, nếu nhìn ở bình diện ngôn ngữ thuần túy thì cũng giống như ở các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam, là một phương ngữ của tiếng Việt, là tiếng của người Hà Nội. Nhưng xét từ góc độ chức năng xã hội, tiếng Hà Nội có một vị thế vô cùng quan trọng: là tiếng nói của Thủ đô ngàn năm văn hiến, và, có thể coi là cơ sở của tiếng Việt tiêu chuẩn.
Nghiên cứu tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với văn hóa sẽ góp phần vào nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết ngôn ngữ, về tiếng Việt như khái niệm phương ngữ toàn dân, chuẩn với biến thể, đồng thời việc nghiên cứu tiếng Hà Nội sẽ góp thêm tiếng nói về các vấn đề nghiên cứu các vấn đề về Hà Nội nhất là lịch sử Hà Nội, khẳng định nền văn hiến Hà Nội...
Hội Ngôn ngữ học Hà Nội đã tập hợp các bài viết của những tác giả sau đây: Trần Văn Giàu, Nguyễn Tài Cẩn, GS TS Hoàng Văn Hành, GS TS Đinh Văn Đức, PGS TS Nguyễn Văn Khang, PGS TS Trần Trí Dõi, TS Nguyễn Xuân Hòa, Nhà báo Nguyễn Bắc Sơn, PGS TS Hoàng Trọng Phiến.