Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các bảo tàng trong toàn quân lưu giữ 1.500 hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ; trong đó, Bảo Tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lưu giữ 1.000 hiện vật. Chủng loại hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ rất phong phú: hiện vật chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sinh hoạt; hiện vật của các bộ chỉ huy các cấp, chiến sĩ, dân công; hiện vật của các quận chủng, binh chủng, bộ binh, pháo mặt đất, pháo phòng không, công binh, thông tin; hiện vật về ta, về địch. Một phần trong số hiện vật đó đã và đang được trưng bày ở các bảo tàng, nhà truyền thống, sử triển lãm ở trong nước, nước ngoài. Nhiều hiện vật được giới thiệu trên cáx báo nhân kỷ niệm 15 năm, 20năm, 25 năm, 30 năm, 35 năm, 40 năm, 45 năm chiền thắng Điện Biên Phủ. Năm 1984 và 2002 Một số bài viết về hiện vật chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tập hợp in trong các cuốn sách "Kỷ vật Điện Biên", "Kỷ vật kháng chiến".
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất bản cuốn "Kỷ vật Điện Biên". Cuốn sách kèm nội dung (kém ảnh) một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam; các bảo tàng quân chủng phòng không - Không quân, Quân khu 2, Công binh, Thông Tin. Có 12 trong số Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Trần Can, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Văn Tỵ, Dương Quảng Châu, Trần Đình Hùng, Phùng Văn Khẩu, Chu Văn Mùi. Có 7 hiện vật do các cựu chiến binh Điện Biên Phủ thẩm định, biên soạn. Mỗi hiện vật là một gốc tư liệu rất quý giá, một câu chuyện chân thực, lôi cuốn, xúc động về những con người làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
"Kỷ vật Điện Biên Phủ" là một bông hoa kính dâng nhựng người đã khuất và những người còn sống đã làm nên "tiếng sấm" cách mạng, "chấn động" các dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân trên thế giới ở thế kỷ XX.