Truyện kể rằng Âu Cơ là con gái của Đế Lai, vị vua cai trị Bắc Phương. Nàng có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ. Nàng kết hôn với Lạc Long Quân, cha là Lộc Tục - Kinh Dương Vương, là vua cai trị nước Nam, có tài đi dưới Thủy phủ, mẹ là con gái Long Vương ở hồ Động Đình. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn ti. Qua một thời gian Âu Cơ mang thai, sinh ra một bọc trứng. Cho là điều không bình thường, họ vứt ra cánh đồng. Qua 6-7 ngày bọc trứng nở ra 100 quả trứng, mỗi trứng nở ra là một người con trai. Thấy vậy vợ chồng Âu Cơ mới đem các con về nuôi. Không cần phải chăm non bú lớn mà các con vẫn lớn nhanh như thổi, mà ai cũng trong đẹp lạ kì, người nào cũng trí dũng song toàn. Long quân thường ở lâu dưới Thủy quốc nên Âu Cơ cùng các con thường muốn về đất Bắc. Sau đó, Âu Cơ đã trở về quê hương nhưng vua cha nghe vậy sợ hãi nên kêu binh lính ra giữ cửa ải không cho về. Sau đó, Âu Cơ đã về lại nước Nam và gọi Lạc Long Quân, 2 người đã bàn tính và mỗi người đem một nửa số con người về thủy phủ để cai trị, còn một nửa đi lên núi cai trị.
Âu Cơ đem con lên đất Phong Châu, và phong cho con cả làm vua hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang. Lúc ấy dân thường xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại nên Hùng Vương bèn bảo dân lấy mực xăm lên mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó không bị giao long làm hại nữa. Tương truyền, vùng đất Âu Cơ và các con tụ lại thì phong cảnh rất đẹp. Âu Cơ thường giúp dân chúng làm việc cày bừa tất cả mọi việc, khi qua đời tưởng nhớ công lao vĩ đại ấy và họ đã lập bàn thờ và suy tôn là Quốc Mẫu.
Âu Cơ sống ở miền núi còn Lạc Long Quân sống ở đồng bằng 2 người kết hôn và sinh ra 100 con trai, 50 con lên rừng và 50 con xuống biển để cai trị đất nước. Âu Cơ và Lạc Long Quân được tôn là thủy tổ của người Việt, là cha mẹ của Vua Hùng, Người có công dựng nước Văn Lang. Âu Cơ được tôn là Quốc Mẫu thì Lạc Long Quân được tôn là Quốc Phụ.