Ấn phẩm đầu tiên Đường tới Bờ Rạ được Andrew khai thác đề cập đến một giai đoạn lịch sử di dân từ vùng châu thổ sông Hồng lên phía thung lũng sông Công theo chính sách định cư và phát triển miền núi, dưới sự chỉ đạo của chính quyền thuộc địa Pháp, sau đó của chính phủ Việt Nam.
Trên thực tế, câu chuyện ngôi làng Bờ Rạ đã lâm vào kết cục đáng buồn trong những năm 1970 và ký ức về ngôi làng gần như tàn lụi – nếu như không nói là đã tắt ngấm ? – trong khi đó vì tò mò về tên địa danh có vẻ như được lấy từ tên một điền chủ người Pháp, Andrew cùng các đồng nghiệp của anh đã lao vào cuộc khám phá. Cuộc điều tra của họ gợi lên một quang cảnh mà hình như “đã luôn luôn tồn tại” và đó là câu chuyện xã hội và kinh tế khá sôi động của một ngôi làng miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ XX.
Lần theo những con đường lịch sử – dĩ nhiên theo nghĩa rộng thì nó bao trùm cả dân tộc học và khảo cổ học, khám phá ra những dự định, những hi vọng của những người đàn ông và phụ nữ, những người đã ấp ủ chúng thành hình và đã để lại những vết tích nơi đó. Đây cũng chính là khuynh hướng làm sử theo tinh thần của tủ sách mới này.
Nét độc đáo ở những nghiên cứu của thế hệ Andrew Hardy về lịch sử Việt Nam, đất nước đang biến đổi hàng ngày, đã được thừa nhận. Việc xuất bản bằng tiếng Việt từ chuyên luận này mở ra Tủ sách Đường mòn lịch sử, chứng tỏ niềm say mê lớn lao của anh đối với đất nước này, với lịch sử địa phương của đất nước và đối với những chuyến nghiên cứu điền dã. Những công việc chuẩn bị cùng với phương pháp học được giới thiệu trong tủ sách này mong muốn được qua trải nghiệm. Có thể nó đang mở ra một phương pháp nghiên cứu mới, khuyến khích các bạn đọc, đến lượt họ hãy tìm cho mình một phong cách mới, tránh những lối mòn trong nghiên cứu sử học!