Khi soạn thảo tập sách nhỏ này vói nhan đề Việt Nam Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại, ngoài các bộ Chính sử, tôi mạn phép sử dụng tư liệu đã công bố của các nhà sử học lớn như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Phan Khoang, Lê Thành Khôi, Bửu cầm, Phan Huy Lê, v.v...
Đây là đề tài cần nhiều bản đồ hay sơ đồ minh họa, đặc biệt khi nói về cương vực. Tôi chỉ vẽ thêm những sơ đồ thiết yếu mà các sử gia trên chưa vẽ, hoặc có sửa chữa đôi ba địa danh không thích hợp vói tình thế hiện tại. Đường biên giới trong các sơ đồ hầu hết là phỏng định, đôi khi dùng đường biên giói “lịch sử” ngày nay cốt để dễ nhận định vị trí. Xin độc giả coi đây là những sơ đồ chỉ mang tính hướng dẫn đại khái, nhất là đối vói những sơ đồ vẽ theo tỷ lệ quá nhỏ.
Cũng xin độc giả thông cảm cho : trong tập này chúng tôi không đề cập đến các mặt lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội hay văn hóa dẫu có liên quan xa gần tói vấn đề Quốc hiệu và cương vực. Tuy nhiên tất cả các họ cầm quyền, các vua chúa trị vì, các chế độ chính trị, từ thời Hồng Bàng đến nay, đều được ghi chép theo diễn biến thời gian.
Dân số là vấn đề cực kỳ nan giải trong quá trình phát triển của dân tộc ta. Chúng tôi đã dựa vào những thống kê được lập chủ yếu từ đầu thế kỷ XX rồi ngược dòng lịch sử để phỏng tính rất đại khái ở mỗi thời điểm về trước.
Khi tái bản tập sách nhỏ này, mà chủ yếu mô tả phần lãnh thổ, nhân vì tính thời sự đòi hỏi, chúng tôi xin bổ túc thêm phần lãnh hải. Phần lãnh thổ của nước ta rộng linh 331.000 kilômét vuông, còn phần lãnh hải rộng trên 1 triệu kiỉômét vuông. Đấy là chưa kể vị trí chiến lược để bảo vệ Tổ quốc và khối lượng hải sản cũng như khoáng sản thật là phong phú. Trong phần lãnh hải xin nói chủ yếu về cửa biển (hải khẩu), về Biển Đông, về Hoàng Sa - Trường Sa. Chúng tôi cũng sử dụng tư liệu trong các bộ Chính sử, các sách Dư địa chí: bản đồ trích dẫn đều do Quốc sử quán biên soạn, hoặc dưói thời Pháp trị thì do Sở Thủy văn thuộc Bộ Hải quân Pháp.
Ngoài ra, chúng tôi xin phép sử dụng tư liệu nghiên cứu của các tác giả trong cũng như ngoài nước chuyên khảo cùng đề tài. Như các tác giả Võ Long Tê, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Q.Thắng, Nguyễn Nhã, Đinh Kim Phúc, Hoàng Việt, Trần Nam Tiến v.v..., và Pierre - Yves Manguin tác giả Les portugais sur les côtes du Việt Nam et du Campa. Paris, 1972 (Ngưòi Bồ Đào Nha thăm bờ biển Việt Nam và Chămpa), Monique Chemillier - Gendreau tác giả La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys. Paris, 1996 (Chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), Thomas Suarez, tác giả Early mapping of Southeast Asia. Singapore, 1999 (Bản đồ xưa của Đông Nam Á), Donald Wigal tác giả Anciennes cartes marines. USA, 2000 (Nhữngbản đồ cổ hải dương), v.v...
(Tác giả)