Để thiết lập, phát triển quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài đòi hỏi phải hiểu biết cặn kẽ về luật pháp, phong tục tập quán, những nét đặc trưng về văn hóa xã hội quốc gia của đối tác. Một trong các thủ tục đầu tiên quan trọng nhất mà tất cả các doanh nhân, doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ là thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu. Theo Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động của các bên liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan.
Luật hải quan Việt Nam và quốc tế được biên soạn với mục đích giới thiệu Luật Hải quan Việt Nam và của một số quốc gia trên thế giới có quan hệ thương mại với Việt Nam để giúp cho sinh viên, cán bộ, công chức trong và ngoài ngành Hải quan, cộng đồng doanh nghiệp và các độc giả khác quan tâm đến pháp luật hải quan, có điều kiện tìm hiểu một số nội dung qui định cụ thể của pháp luật hải quan về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật; tô chức bộ máy của Hải quan; nhiệm vụ, quyền hạn, của cơ quan Hải quan và công chức Hải quan; địa bàn hoạt động haỉo quan, lãnh thổ hải quan....
MỤC LỤC: Lời mở đầu Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học Phần thứ nhất - Khái quát chung về luật hải quan quốc tế Chương 1: những vấn đề chung về luật hải quan của các quốc gia Chương 2: Hội nhập kinh tế quốc tế đối với hải quan Phần thứ hai - Luật hải quan một số quốc gia trên thế giới Chương 3: Luật hải quan liên minh châu âu Chương 4: Luật hải quan nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chương 5: Luật hải quan Nhật Bản Chương 6: Luật hải quan một số nước Asean Phần thứ ba - Luật hải quan Việt Nam Chương 7: Một số qui định chung về luật hải quan Việt Nam Chương 8: Những qui định về thủ tục hải quan Việt Nam Chương 9: Qui định về thu thuế hải quan Chương 10: Vi phạm pháp luật hải quan; khiếu nại, tố cáo và khởi kiện hành chính trong lĩnh vực hải quan Chương 11: Hải quan Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Danh mục tài liệu tham khảo