Như ta đã biết, hoạt động ngoại thương bao giờ cũng diễn ra hai sự vận động ngược chiều nhau, thuộc các đối tác ở hai nước hoặc nhiều nước khác nhau. Sự vận động tiền tệ từ người mua sang người bán và từ người bán sang người mua, xét trên tất cả các phương diện và yếu tố cấu thành, là thuộc lĩnh vực thanh toán quốc tế - thanh toán quốc tế trong ngoại thương.
Việc thực hiện trôi chảy các mối quan hệ trong thanh toán quốc tế không chỉ có ý nghĩa là làm dễ dàng các quan hệ mua bán, trong mỗi một nước, khi chúng ta biết rằng, ngoại thương chính là cách nối dài của hoạt động nội thương, và do vậy không những có ý nghĩa thúc đẩy phát triển nền kinh tế củqa mỗi một nước tham gia vào quá trình ấy, mà còn là sự xác lập uy tín quốc tế trong thương mại. Điều khẳng định trên không chỉ đúng với tất cả mà càng đúng với nước ta, khi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường, phù hợp với tiến trình hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, và đặc biệt khi nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh - Tổ chức thương mại quốc tế - WTO
Mục lục:
Chương 1: Tỷ giá hối đoái và thị trường hối đoái
Chương 2: Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường hối đoái
Chương 3: Thương mại quốc tế
Chương 4: Các phương tiện thanh toán quốc tế
Chương 5: Các phương thức thanh toán quốc tế