Andrew Carnegie sinh năm 1835 ở Scotland, Carnegie đã cùng với gia đình chuyển tới Mỹ. Khi trưởng thành, ở Pittsburgh, ông làm nhân viên điện báo và nhân viên thư ký trong ngành đường sắt và tiếp tục thăng tiến trong Công ty Đường sắt Pennsylvania. Khi Cuộc Nội chiến nổ ra, ông được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hệ thống đường sắt và điện báo của chính phủ Mỹ và ông đã làm xuất sắc công việc này. Ông là người theo Đảng Cộng hoà và là người phản đối chế độ nô lệ. Ngoài khả năng làm việc chăm chỉ, xuất sắc và cách đối xử tốt với mọi người, Carnegie còn có rất tài giỏi trong việc xác định nghề nghiệp. Hệ thống đường sắt của Mỹ phát triển nhanh và ông nói: “Việc sản xuất như của chúng tôi khó có thể phát triển để đáp ứng kịp nhu cầu của người dân Mỹ.” Nhờ vậy, ông bắt đầu trở nên giàu có và sau khi bán nhà máy sắt thép lớn nhất nước Mỹ, ông trở thành người giàu có nhất thế giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Scotland và qua đời tại Lenox, Massachusetts vào năm 1919.Ông để lại di chúc với hơn 100 triệu đô la dành cho việc xây dựng các thư viện công cộng trên khắp nước Mỹ và Anh; ông còn dành tặng rất nhiều quà cho các trường đại học. Ông cũng có nhiều đóng góp để thúc đẩy hoà bình và nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới chiến tranh.
Dù bản thân không phải là người có văn hóa cao nhưng Carnegie đánh giá cao giá trị của tư duy cởi mở. Giống như Benjamin Franklin, ông biết rằng “nhà lãnh đạo chính là những người ham mê đọc sách” và của cải có được là từ kiến thức uyên thâm và những suy nghĩ sắc sảo. Khi xây dựng thư viện từ thiện đầu tiên, ông không có huy hiệu. Tuy nhiên, ông yêu cầu người ta lấy một tấm bảng và khắc vào đó hình ảnh mặt trời cùng với các tia sáng mặt trời và dòng chữ “Hãy để cho ánh sáng chiếu rọi.”
Là những thợ dệt vải lanh, gia đình ông không khá giả nhưng tình yêu và lòng đam mê kiến thức sách vở của ông cha đã để lại một ấn tượng không phai trong lòng chú bé Carnegie. Sau này khi đã trở nên giàu có, các thư viện chính là sự lựa chọn tất yếu khi ông làm từ thiện và ông đã dành rất nhiều công sức để xây dựng các thư viện. Việc trao tặng các thư viện của Carnegie là một trong những việc làm lớn lao trong lịch sử. Câu chuyện của ông nói lên rằng việc tích luỹ của cải của một cá nhân nếu có những động cơ cao cả, thì đó là một trong những cách để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Carnegie không thích đầu cơ vào chứng khoán. Ông cho rằng việc chọn lấy một ngành, học hỏi về ngành đó và đầu tư vào công việc của mình chính là một cách đầu tư tốt hơn nhiều. Ông viết:
“Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ đó là không chỉ tập trung toàn bộ thời gian và công sức vào một công việc mà các bạn sẽ gắn bó cả cuộc đời mà còn phải đầu tư từng đồng vốn vào nó nữa… Về phần tôi, tôi đã có quyết định từ rất sớm. Tôi sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất sắt thép và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này. Hãy hăng say học tập và đảm bảo rằng những người khác sẽ được lợi nhờ sự giàu có về tri thức và tiền bạc của bạn".
Cũng giống như tất cả những người thành công vang dội khác, Carnegie biết rằng việc tạo ra được lòng nhiệt tình và tính hiệu quả của người lao động là dấu hiệu của nhà lãnh đạo thực thụ. Ông viết: “Tôi không hiểu về máy hơi nước nhưng tôi cố gắng hiểu về một cỗ máy còn phức tạp hơn. Đó chính là con người.”
-------
"Không có câu chuyện nào tương tự như Nghìn lẻ một đêm kỳ diệu bằng câu chuyện về một cậu bé người Scotland nghèo khó đặt chân lên đất Mỹ và từng bước một vượt qua khó khăn, thử thách để cuối cùng chiến thắng và trở thành ông trùm ngành thép, xây dựng nên ngành công nghiệp khổng lồ, tích luỹ được một gia tài to lớn và sau này đã tự nguyện tặng toàn bộ số tài sản đó vì mục tiêu khai sáng và tiến bộ của nhân loại."
John C. Van Dyke - giáo sư trường Rutgers
"Câu chuyện của Andrew Carnegie bắt đầu với chuyến đi của cậu bé 13 tuổi từ Dunfermline đến New York rồi làm việc vất vả với mức lương 2 đô-la một tuần tại một nhà máy sản xuất vải ở thành phố Allegheny, bang Pennsylvania. Với lối kể chuyện gần gũi, tự nhiên, cuốn sách kể lại chi tiết, hấp dẫn cả về cuộc đời, tình yêu và những bước đường sự nghiệp của người đàn ông được mệnh danh là "nhà tư bản giàu lòng nhân ái".
Cecelia Tichi - giáo sư trường Vanderbilt, Anh