Các bạn cần biết về những lực lượng chính yếu đang hình thành nền thương mại quốc tế hiện nay. Như là chính sách toàn cầu hóa xí nghiệp. Tình hình Âu Châu năm 1992, hiệp ước tự do mậu dịch giữa Hoa kỳ và Canada, phong trào Glat-nốt và đổi mới (Perestroike) của khối Xô Viết. Nạn động đất ở Hoa lục, bất ổn Trung Đông, khuynh hướng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu và khối NIC.
Cùng với những bài học về doanh thương Quốc tế. Các bạn có thể hiểu được nội dung trình bày và được các bạn xem là dễ học.
Đây là cuốn sách tập kết và cải tiến theo chiều hướng hiện đại. Qua các thời kỳ phát triển theo từng nhận định nhưng chúng ta có thể nhận định về những thành quả nghiên cứu của những người có công đầu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.
Để giúp qúy độc giả nhanh chóng nắm bắt những thay đổi thương mại trên thế giới. Khi tái bản lần này, với mong ước xuất bản một tác phẩm thân thuộc với bạn đọc, với phạm vi đặc điểm nổi bật như sau:
Cuốn sách được biên soạn cho trình độ cử nhân hoặc dành cho khóa cao học quản trị kinh doanh (MBA). Nhiều phân viện cho sinh viên theo học khóa cao học khóa thương mại quốc tế trước khi họ được trang bị kiến thức căn bản.
Do đó, cần phải tổ chức thảo luận trước về các chức năng thương mại trong bối cảnh toàn cầu, nhờ đó mà quý vị giáo sư sẽ dễ dàng tiếp cận với lối trình bày đề tài.
Trong những phân khoa chưa cần học môn thương mại quốc tế, thì nhiều vị giáo sư dùng sách này làm bài học bổ túc cho các bộ môn quốc tế về tài chính, quản lý, tiếp thị, v.v...
Nhiều khóa hội thảo cấp lãnh đạo thương mại dùng sách này làm tài liệu thảo luận về thương mại quốc tế và họ mua sách để làm tài liệu tham khảo.
Phần đầu tập sách này trình bày bản chất của nền thương mại quốc tế và ba môi trường hoạt động của nhà doanh nghiệp.
Phần 2: Nghiên cứu về sự phát triển của các tổ chức quốc tế lớn, về hệ thống tiền tệ quốc tế, ảnh hưởng của nó đối với thương mại.
Phần 3: Thảo luận về các lực lượng khả kiềm tỏa của môi trường thương mại và những hậu quả của chúng trong thương trường.
Phần cuối: Lật ngược cách trình bày, đề cập đến các chức năng quản lý, bàn về phương thức giúp nhà quản lý đối phó với các lực lượng đối nghịch.
Đặc biệt là trong chương cuối dành để mô tả xu hướng và đường hướng mới của các xí nghiệp toàn cầu.
Mỗi chương sách đều bắt đầu bằng một bản kê, tiếp theo là một bản ghi các sự kiện thương nghiệp liên quan đến nội dung trình bày trong chương ấy.
Phần quan điểm quốc tế là bài học liên quan đến nội dung đề tài, đó là đặc điểm tân kỳ của cuốn sách.