... Đến đây chúng ta cũng nên biết về đời tình ái của một tỷ phú lúc hàn vi. Trong hồi ký của mình về sau, ông Đời đã thuật lại tỷ mỉ việc nên gia thất của ông như sau:
- Mối tình đầu: tháng 6 mùa hoa phượng nở đỏ rộ, mùa hạ đã đến, báo tin và thúc giục nhắc nhở các cuộc biệt ly sắp đến.
Suốt 3 năm trời sinh hoạt, học hành. Từ Cours Moyen I Ere Annie, đến Cours Supérieurm ai nấy đều chuẩn bị rời nhà trường, nghĩ đến chuyện sắp sửa chia tay, người vui đùa hả hê kẻ thì buồn rầu thắm thiết...
Mỗi người đều cảm thấy lòng mình một nỗi buồn bâng khuâng, lưu luyến. Niềm luyến tiếc vô hạn từ hình dáng nhà trường, sân trường, cổng trường. Thậm chí từ hồ nước, bồn bông, bụi cỏ, ngọn cây trong sân trường, trước đây vẫn quen thuộc hàng ngày với tất cả học sinh, nay đều được sự lưu ý và tranh nhau chụp ảnh để lưu niệm bãi trường. Nhất là đối với các bạn đồng học, đã thân cận từ lâu. Nhưng lúc vui buồn, phá nhộn trong lớp học cũng lo lắng những kỳ thi khó khăn hoặc rủ nhau phá quấy thầy... nay lại sắp xa nhau, họ càng bùi ngùi luyến tiếc hơn bao giờ hết.
Do đó tất cả những sinh hoạt do nhà trường tổ chức vào dịp cuối năm, những buổi họp mặt các khoá sinh để chia tay, những buổi tiệc tạ ơn thầy, cùng các hoạt động văn nghệ khác nữa, đều được toàn thể học sinh tham gia rất đông đủ...
Sau khi nổi danh “vua building”, Nguyễn Tấn Đời chuyển sang kinh doanh ngân hàng và cũng sớm trở thành vua ngân hàng.
“Sinh trưởng ở Châu Đốc trong một gia đình nông dân, thời trẻ Nguyễn Tấn Đời làm nghề buôn trâu, bò qua biên giới. Tuy vốn liếng không nhiều nhưng ông là người luôn giữ chữ tín trong làm ăn nên rất được giới thương lái Campuchia tín nhiệm. Họ giao ông mỗi chuyến vài chục, rồi đến vài trăm trâu, bò mang về Việt Nam tiêu thụ mà không cần phải trả trước hay đặt cọc. Vì thế Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng tích lũy một số vốn đáng kể và ông quyết định rời bỏ vùng biên giới quê hương cùng nghề buôn trâu “cò con”...