Tóm tắt nội dung:
Khi bắt đầu nghiên cứu cuốn sách này, hẳn bạn đã phải biết cách đổi quân: Mã bạn ăn Tượng tôi, Tốt của tôi bắt lại Mã của bạn và chúng ta vẫn ngang bằng. May mắn hơn, khi Mã bạn ăn Tượng tôi mà tôi không thể bắt lại được Mã, bạn sẽ giành được ưu thế lớn về vật chất, thậm chí là quyết định. Thường khi một trong hai đấu thủ hơn quân, anh ta dễ dàng chiến thắng vắn cờ. Trong ván đấu giữa các cao thủ, ưu thế hơn quân là quá đủ để bên yếu hơn đầu hàng ngay lập tức. Vậy phải chăng những thời điểm quan trọng nhất của ván cờ chính là lúc bạn ăn được quân của đối phương “miễn phí”?
Vậy thời điểm như thế có thể xảy ra như thế nào? Nếu mới học chơi, bạn sẽ đợi đối phương mắc sai lầm không bảo vệ quân hoặc đưa quân vào “miệng”, với điều kiện rằng chính bạn sẽ không mắc sai lầm trước. Ván cờ diễn ra theo cách này quả không mấy thú vị, chưa kể còn cản trở chúng ta thấu hiểu một thực tế lí thú khác.
Trong mỗi ván cờ luôn luôn tồn tại các nước cờ giúp bạn ăn được hơn quân của đối phương một cách bất ngờ. Khi cacá quân của đối phương dường như rất an toàn, bạn bỗng ra đòn chĩa đôi bằng Mã – nước nhảu Mã vào vị trí tấn công hai quân đối phương cùng một lúc. Đối phương chỉ có một nước đi để chạy (hoặc bảo vệ) một quân và bạn ăn quân kia mà chẳng mất gì. Tình huống này sẽ hấp dẫn và tuyệt vời hơn rất nhiều nếu, chẳng hạn, đầu tiên bạn ăn Tượng của đối phương, họ ăn lại, rồi bạn đưa Xe chiếu Vua, buộc Vua này phải chạy tới ô cờ bắt buộc nào đó để cuối cùng bạn tung ra đòn tấn công đôi bằng Mã và hơn quân. Sự hấp dẫn của cả phương án chính là ở chỗ bạn đã sắp sẵn đòn tấn công đôi từ trước sau khi ép đối phương phải thực hiện hàng loạt các nước cờ bắt buộc. Loạt nước cờ như thế ta gọi là chiến thuật. Lối chơi chiến thuật sâu sắc giúp người chơi cờ không chỉ chiến thắng về vật chất (hơn quân hoặc Tốt), mà còn có thể thiếu “mat” Vua đối phương.
Cần nói thêm rằng tồn tại cách chơi khác không giúp bạn ăn hơn quân đối phương, mà nhằm mục đích tăng cường thế trận: bạn bố trí lực lượng của mình vào các ô cờ sao cho chúng có đủ không gian rộng lớn để lúc cần có thể nhanh chóng tham gia vào các cuộc tấn công hoặc phòng thủ. Hoặc bạn cơ động các quân của mình sao cho đối phương không thể thực hiện được ý đồ nguy hiểm họ đặt ra và thậm chí, tạo điều kiện phản đòn tức khắc khi họ sơ hở… Lối chơi như thế trong cờ gọi là chiến lược. Đây là chủ đề căn bản chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn trong tập tiếp theo của bộ sách này.
Chiến lược và chiến thuật là hai phần căn bản và quan trọng của ván cờ, nhưng chiến thuật quan trọng hơn, quan trọng bậc nhất. Cuốn sách này sẽ giúp bạn thấu hiểu điều đó. Một ngày kia, khi kiến thức trong cuốn sách này trở nên “lạc hậu” đối với bạn, thì kiến thức tiếp theo như “chiến lược”, “cờ tàn” và “khai cuộc” sẽ là những nấc thang không thể thiếu góp phần hoàn thiện và củng cố kỹ thuật chơi cờ của bạn.