Thế kỷ XVII - XVIII là thời kỳ hưng khởi của đô thị cổ Việt Nam. Thời kỳ này, nhiều đô thị Việt Nam xuất hiện và đạt được những thành tựu đáng kể. Hàng loạt các đô thị trở nên nổi tiếng, trong đó phải kể đến Thăng Long - Kẻ Chợ, Thanh Hà, Phố Hiến, Hội An...
Một thời, Phố Hiến là một đô thị thương cảng phát triển rực rỡ, một trung tâm đô hội với rất nhiều ngành nghề, nơi tụ hội buôn bán giữa các vùng miền. ’Đại Nam nhất thống chí' mô tả: "Nơi đây phong vật phồn thịnh, nhà ngói như bát úp".
Phố Hiến mang diện mạo của một đô thị kinh tế với bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố; các thương điếm phương Tây. Thời ấy, đây là một đầu mối giao thương nổi tiếng thời trung đại, nơi tàu thuyền các nước phương Đông và phương Tây liên tục cập bến.
Hàng hóa ở thương cảng này rất phong phú và đa dạng. Hàng nhập khẩu của Phố Hiến đủ loại, trong đó có một số hàng xa xỉ cho vua chúa; vũ khí và vật liệu chế thuốc súng cho chính quyền; đồng, vàng, bạc, thuốc Bắc, đồ sứ và hàng dệt Trung Quốc, đồ nữ trang, đồ dùng cho sinh hoạt... Hàng xuất khẩu gồm một số sản phẩm tự nhiên, chủ yếu là hương liệu và một số sản phâm thủ công như tơ sống, hàng dệt bằng tơ, đồ gốm sứ, đò gỗ sơn..., quan trọng nhất là tơ tằm. Những hàng nhập khẩu từ Phô' Hiến được chuyển lên Thăng Long và tỏa đi các nơi. Hàng xuất khẩu một phần được sản xuất từ Phố Hiến và vùng lân cận, còn phần lớn là từ mọi miền đất nước tập hợp về. Vì thế, Phố Hiến đã nổi tiếng bốn phương là "một tiểu Tràng An" - tức một kinh đô thu nhỏ.
Không chỉ là một đô thị thương cảng, Phố Hiến còn là một dấu ấn của sự cộng cư, hợp cư, giao lưu hỗn dung văn hóa giữa nhiều dân tộc, thể hiện qua văn hóa vật thể và phi vật thể, qua tín ngưỡng và lễ hội, đặc biệt qua sự hòa nhập của hai cộng đòng cư dân Việt và Hoa ở một giai đoạn nhất định trong bối cảnh phát triển ngoại thương trên thế giới.
Đô Thị Thương Cảng Phố Hiến không chỉ giúp người đọc hiểu biết thêm về một đô thị cổ mà qua đó, còn thẩy được sự khởi sắc của một nền thương nghiệp Việt Nam trong lịch sử cổ trung đại.