TS. Mai Ngọc AnhAn sinh xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng, vì không chỉ bảo đảm đời sống cho người dân mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. Đối với Việt Nam, số đông dân cư sống ở khu vực nông thôn, phần lớn vẫn chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn phải chịu nhiều rủi ro.
TS. Phạm Văn Lợi Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu, hàng đầu, không thể thiếu được của con người. Nó cũng là một bộ phận cấu thành nên văn hoá vật chất của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người; và cũng là nơi con người tiến hành một số hoạt động sản xuất và hàng loạt hoạt động văn hoá tinh thần. Tùy theo điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, mỗi cộng đồng người xây dựng cho mình một kiến trúc nhà ở phù hợp nhất. Qua mỗi kiến trúc đó, chúng ta có thể phần nào tiếp cận được những vấn đề thuộc về văn hóa vật chất và tinh thần. Do đó, nghiên cứu về nhà ở và các hoạt động gắn liền với nó là một vấn đề thú vị và cần thiết khi nghiên cứu nhân học, dân tộc học.
PGS. TS. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) Cuốn sách phác họa nên bức tranh toàn cảnh về nền văn hóa Việt Nam theo dòng chảy lịch sử từ quá khứ đến đương đại, phác họa những khảo cứu của tập thể tác giả về những tác động thuận, nghịch của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích những cơ hội và thách thức của quá trình này đối với văn hóa Việt Nam. Qua việc khảo sát quá trình giao lưu, tiếp biến của văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác trong suốt chiều dài lịch sử, cuốn sách rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đọc thêm...
GS. TS. Dương Phú Hiệp (Chủ biên) Cuốn sách giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về văn hóa và con người Việt Nam – những nhân tố được xác định vừa mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa và con người tuy là hai khái niệm nhưng không tách rời nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Đọc thêm...
GS. TS. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) Qua 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v. trong đó, lĩnh vực xã hội là một trong những trục định hướng cơ bản của đổi mới, nhưng việc tổng kết thực tiễn và khái quát lý luận còn chưa tương xứng. Một số yếu tố đã được xây dựng và phát triển... Đọc thêm...
Nguyễn Song Tùng Cuốn sách là kết quả của nhiều năm lao động, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Song Tùng về văn hóa gia đình Việt Nam. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày về mối quan hệ giữa gia đình với dòng họ và xã hội cũng như những di sản văn hóa gia đình Việt Nam. Cuốn sách làm rõ sự gắn bó trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc cùng chung sống. Đồng thời, cuốn sách đã phân tích, qua đó cho thấy các sinh hoạt của gia đình cũng đều gắn với hoạt động của xã hội, mang dấu ấn của lịch sử, của dân tộc, của thời đại. Đọc thêm...
Trung tâm Lưu trữ quốc gia IVCuốn sách là một tài liệu gốc rất quý, khẳng định sự đóng góp lớn lao của Thăng Long – Hà Nội đối với việc đào tạo nhân tài, đóng góp trí tuệ của người Hà Nội trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nội dung cuốn sách gồm hai phần
PGS. TS. Phạm Thành Nghị (Chủ biên)Cuốn sách đã tiến hành phân tích định lượng về sự phát triển con người vùng Tây Bắc theo các chỉ số phát triển con người trên cơ sở các số liệu thống kê, các báo cáo phát triển con người; phân tích, so sánh HDI và các chỉ số thành phần của các tỉnh trong vùng với nhau và so sánh theo thời gian và tổ chức các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu tại 12 cộng đồng trong bốn tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.