Ở bất kỳ nơi đâu, trường học, gia đình, tổ chức… hay bất cứ nơi nào có nhóm, đội, cuốn sách sẽ này lay động lòng bạn. Hài hước, kịch tính, dí dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc, triết lý và nhân văn, đó là những cảm nhận khi đọc cuốn sách "Cô nàng quản trị". Vậy Bậc thầy về quản trị và thiếu nữ yêu bóng chày, hai người bọn họ sẽ tạo nên điều hấp dẫn gì cho cuốn sách này ? Cuốn sách được bán chạy nhất năm 2010 tại Nhật Bản, vượt qua cả 1Q84
Trước đây cuộc sống của Minami – cô nữ sinh cấp ba - vốn yên bình phẳng lặng, chẳng có chút liên quan gì đến thể thao sôi động. Trong đầu cô chẳng những hoàn toàn không hề có chút khái niệm nào liên quan đến bóng chày mà ngay cả những việc một nhà quản lý cần làm cô cũng mù tịt. Vậy mà vô tình cô trở thành người quản lý đội bóng chày của trường nơi cô đang theo học.
Và từ đây những chuyện dở khóc dở cười bắt đầu. Sau khi nhận nhiệm vụ quản lý, cô phát hiện ra đội bóng đang gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải. Vậy làm thế nào để thực hiện giấc mơ đưa đội lọt vào giải đấu lớn?
Trong một lần tình cờ, cô đọc được tác phẩm kinh điển của Peter Drucker – Tinh hoa quản trị - cuối sách được ra đời tại nước Áo vào năm 1909, tức là cách đây khoảng 100 năm. Cha đẻ của cuốn sách - giáo sư Peter Drucker, được ca tụng là người có đầu óc logic nhất thế kỷ XX - đã hoàn thành tác phẩm nói về tổ chức, quản lý này vào năm 1973 khi ông 64 tuổi. Từ đó trở đi, người ta bắt đầu nghiên cứu về quản trị học. Vì thế Peter Drucker được mệnh danh là “Cha đẻ của ngành quản trị kinh doanh”, cuốn “Tinh hoa quản trị” của ông được coi là “Kinh thánh về quản trị”.
Trân trọng giới thiệu!