Cuộc sống vợ chồng là lời phê phán không thương tiếc đối với cái được hiểu là văn hóa mua danh, là một bức tranh phản ánh những giấc mơ của tầng lớp trung lưu Mexico, là câu chuyện về niềm khát khao dục vọng của các cặp vợ chồng luôn muốn tiêu diệt bạn tình của mình, và trên ý nghĩa này là câu chuyện về ngoại tình: câu chuyện của kẻ cứ cho rằng mình có thể là ưu việt hơn…
Trong suốt quá trình chung sống hết sức nặng nề và khôi hài, một cặp vợ chồng đã tự giải thoát được tất cả những gì mà mấy thập niên đã níu kéo và đồng thời cũng đẩy họ xa nhau. Anicolás Lobato và Jacqueline Cascorro còn lâu mới có thể so sánh được với Paolo và Francesca, Abelardo và Elóisa, Romeo và Julieta cùng những đôi tình nhân nổi tiếng khác; vì đơn giản họ chỉ là mặt phản diện của những mối tình kia mà thôi: họ là hai kẻ bị chìm tàu, những nhân vật bé nhỏ bất hạnh của thời đại chúng ta. Sergio Pitol chắt lọc chất mật ngọt diễm tình của điệu hát bolero và chất hài hước độc địa đến hãi hùng của văn hóa dân gian của đất nước mình để hòa quyện các yếu tố này vào nhãn quan riêng, bao quát và lãng mạn, về hiện thực.
Để thuởng thức tác phẩm này, ta phải bước vào cuộc chơi của thói parodia và phải tuân theo luật chơi của nó. Parodia, trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là sự nhái lại thô bỉ, nực cười, tức là kể lại theo giọng điệu khác, giọng điệu trêu chọc, buồn cuời. Sergio Pitol đã xuất sắc đạt được điều đó trong cuốn tiểu thuyết khôi hài này.
Tác phẩm này là lời phê phán không thương tiếc đối với cái được hiểu là văn hóa mua danh, là một bức tranh phản ánh những giấc mơ của tầng lớp trung lưu Mexico, là câu chuyện về niềm khát khao dục vọng của các căp vợ chồng luôn muốn tiêu diệt bạn tình của mình, và trên ý nghĩa này là câu chuyện về ngoại tình: câu chuyện của kẻ cứ cho rằng mình có thể là ưu việt hơn…