Hầu như từ nhỏ cho đến khi mười sáu tuổi, Hattie Brooks đều sống nhờ bà con xa, nay ở nhà này, mai sang nhà khác. Mệt mỏi với cuộc sống ăn nhờ ở đậu, nay đây mai đó, thiếu nữ trẻ chưa hoàn tất chương trình học phổ thông dồn hết can đảm rời Iowa, một mình chuyển đến Vida, Montana tiếp nhận tiến trình chứng minh quyền sở hữu đất công của người cậu ruột. “Ít nhất thì giờ đây, thư em viết gửi anh cũng thú vị hơn nhiều”. Cô biết thư gửi Charlie, người bạn thân hiện đang giao chiến với quân Đức trên chiến trường Pháp như thế.
Dưới bầu trời Montana cao xanh lồng lộng, Hattie đương đầu với thời tiết khắc nghiệt, vượt qua nhiều thời khắc gieo neo, chiụ đựng cin bò cái hay gây sự và cố gắng cải thiện kỹ năng nấu ăn dở tệ của chình mình. Những người hàng xóm mới của cô là chị Perilee Mueller, chồng chị (anh Karl vốn là người Mỹ gốc Đức) cùng con cái họ ủng hộ Hattie thế mình trong cuộc sống cũng như trên con đường tim một mái ấm riêng. Lần đầu tiên trong đời, Hattie cảm thấy mình là một phần của gia đình lớn, tìm được nguồn nghị lực và sức mạnh chống lại mưu đồ dùng tiền để tống khứ cô ra khỏi mảnh đất đã trở nên gắn bó, chống lại sức ép xã hội buộc cô phải “trung quân ái quốc” khi mọi người, mọi vật đều trở thành nghi can thân Đức. Bất chấp thử thách gọi tên mình mỗi ngày, Hattie kiên trì thực hiện mọi yêu cầu cầu đáp ứng của tiến trình giành quyền sở hữu trang trí cho đến ngày bất ngờ xảy ra thẩm kịch buộc cô phải cân nhắc lại ý nghĩa thực sự của một mái ấm gia đình.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa những sự kiện có thật về người thân của tác giả Kirby Larson với khung cảnh, âm thanh, và cả mùi hương thân thuộc của cuộc sống vùng thôn dã, tác phẩm kể về một thiếu nữ có tinh thần tiên phong và tôn vinh quan điểm sống độc lập, phấn đầu vuơn lên bằng chính nghị lực của mình.
“… Nghe tiếng chuông ngựa kêu leng keng, tôi chợt tỉnh. Hai đứa trẻ xoay tứ phía trên giường. Chưa tỉnh hẳn nên tôi thoáng giật mình: “Trẻ con ở đâu ra thế này?”
Có tiếng người gọi xen lẫn tiếng chuông reo:
- Cô Hattie, có nhà không?
Giọng trầm trầm quen thuộc ấy nghe nghèn nghẹn. Ngay cả giọng ngoại quốc đặc sệt của anh Karl cũng không giấu nỗi sợ hãi.
Tôi tung chăn đứng dậy mở rộng cửa, gọi với ra:
- Bọn trẻ trong này. Bình an cả. Con Plug đưa chúng về.
Anh Karl buộc ngựa rồi nhảy xuống xe trượt. Hai chân muốn khuỵu xuống nên anh phải vịn vào xe mới đứng vững. Tôi vẫy anh vào nhà, rồi vội đi hâm cà phê:
- Anh lạnh cóng rồi kìa.
Bé Mattie tụt xuống giường, lao vào lòng anh.
- Dượng Karl!
Tôi kịp thấy một giọt nước đọng trên khoé mắt anh. Mừng quá, tôi nói không kịp thở:
- Xin thú thật là em làm hư cả hai anh em nó. Chơi bài này, còn uống cả cà phê nữa.
Karl nặng nề ngồi xuống, không nói câu nào. Mattie vẫn bám riết lấy anh, không rời. Tôi vờ như không biết anh đang khóc vì vui sướng và hạnh phúc:
- Trời lạnh thế này, mũi em chảy nước như thác Niagara ấy.
Karl lục túi lấy chiếc khăn tay màu đỏ lau mũi:
- Giống Karl đấy…”.