“Thế nên tôi đã sống theo tâm niệm đó - trở thành một người Islam chính thống. Và tư tưởng Islam chính thống ắt làm cho tôi trở thành người ôn hòa.”
Dr Mahathir Mohamad khởi nghiệp là một vị thầy thuốc gia đình nhưng cuối cùng lại trở thành người kê đơn cho cả đất nước với những toa thuốc chính trị lạ thường mà cho đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Liệu ông có đúng là vị bác sĩ cứng tay, ngoan cường mà cả cơ chế chính trị đầy sóng gió ở Malaysia cần đến? Hay ông chỉ là một vị lang băm ngoa ngôn suốt ngày chẩn đoán bừa bãi rồi dùng cách thức chữa trị trời ơi đất hỡi nhưng vẫn dùng mọi lời lẽ tự.tâng bốc mình? Điều này có lẽ chỉ lịch sử mới có thể phán xét... nhưng tự bản thân Mahathir thì ông đã biết quá rõ rồi.
Trong một loạt những buổi nói chuyện hấp dẫn chưa từng có từ trước đến giờ, vị thủ tướng nổi danh nhất Malaysia đã hé lộ cho phóng viên Hoa Kỳ, cũng chính là tác giả Tom Plate một cái nhìn bao quát về quan điểm của ống đối với các vấn đề như điều hành đất nước, đạo Islam, người Do Thái, phương Tây và những người Mã Lai bản xứ, những quan điểm không chỉ một thời làm rúng động lịch sử mà vẫn còn khiến nhiều người ngày nay sửng sốt.
“Khi nền kinh tế đang phát triển vượt bậc thì hầu hết người dân Malaysia đều sẵn lòng bỏ qua mặt trái của chế độ độc tài tuyệt đối của Mahathir. Nhưng giờ đây, người dân không còn bỏ qua những chuyện đó được nữa. Tuy nhiên, Dr ‘M’ vẫn là nhân vật hấp dẫn - một con người gây nhiều tranh cãi, thẳng thắn và không bao giờ làm người ta chán cả.... Rất lâu trước Barack Obama, Mahathir đã truyền đi tinh thần của thông điệp ‘Phải, chúng ta làm được’ (tiếng Malaysia là boleh). Di sản mà ông để lại là hình ảnh về một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tấm nhìn nhưng không tránh khỏi những sai lầm.”
— John R. Malott, Đại sứ Hoa Kỳ tại Malaysia từ năm 1995 - 1998
"Ông là một vị thủ tướng xuất chúng của Malaysia. Trong suốt 20 năm nắm quyền, ông đã biến Malaysia từ một nền kinh tế nông nghiệp chậm tiến thành một xã hội công nghiệp năng động. Ông giáo dục người dân và cấp học bổng cho nhiều người ra nước ngoài học tập. Đổi lại họ giúp ông thay đổi Malaysia.”
— Lý Qụang Diệu, Thủ tướng Singapore giai đoạn 1959 - 1990
“Di sản Mahathir đáng ra đã có thể vẻ vang hơn nếu những thành tựu đạt được trên vũ đài chính trị quốc tế và trong việc phát triển cơ sở hạ tầng quốc nội đi cùng với thiết chế quốc gia mạnh mẽ hơn thay vì bị suy yéu đi. Giá mà ông làm được vậy thì giờ đây Malaysia hẳn đã là một quỗc gia tươi đẹp hơn, đoàn kết hơn, tiến bộ hơn và là tấm gương sáng về một đất nước tôn giáo đa sắc tộc thành công.”
— Tan Sri Ramon Navaratnam, cựu Thứ trưởng Tài chính Malaysia
Về tác giả:
Giáo sư Tom Plate là tác giả của sáu cuốn sách thể loại phi hư cấu, trong đó có cuốn Lời tự thú của một nhà báo Mỹ được nhà xuất bản Marshall Cavendish ấn hành năm 2007.
Ông tham gia giảng dạy ở nhiều trường lớn tại châu Á và Mỹ, trong đó có Đại học Kyoto, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (tại Hawaii) và Đại học Stanford (với tư cách là chuyên gia báo chí). Trong vai trò trợ giảng tại Đại học California, Los Angeles (ƯCLA) từ 1994 - 2008, ông là người đầu tiên thực hiện các khóa học về chính trị và báo chí châu Á, đồng thời ông đã sáng lập ra Mạng lưới báo chí châu Á - Thái Bình Dương. Ông là thành viên Hội Ái hữu (Phi Beta Kappa) của Đại học Amherst và có bằng thạc sĩ của trường Chính sách công và ngoại giao Woodrow Wilson thuộc Đại học Princeton.
Những bài báo về châu Á của Plate bắt đầu ra đời từ năm 1996, xuất hiện trên trang xã luận của tờ Los Angeles Times và được in lại trên báo chí quốc tế từ năm 2000. Hiện đây là chuyên mục lâu năm nhất của báo chí Mỹ viết về châu Á và nước Mỹ. Ông là một nhà báo chuyên nghiệp, đã từng giữ những vị trí cao ở các báo Newday, tạp chí Time, tạp chí New York, tập đoàn truyền thông CBS và các cơ quan báo chí khác. Ông đã được tôn vinh bởi Hiệp hội Biên tập viên Mỹ, Câu lạc bộ Báo chí Los Angeles và Hiệp hội Nhà xuất bản báo chí California.