... Ngày ấy (cho đến tận năm 1971), Lady Borton đang có mặt ở bên kia bờ sông, ở Quãng Ngãi, để làm việc với những người dân Việt Nam là nạn nhân chiến tranh. Đấy cũng chính là thời điểm bà bắt đầu học tiếng Việt. Bà kể: Điều có ý nghĩa nhất là tôi đã học được cách lắng nghe. Những nông dân Việt Nam tôi có dịp làm quen đã làm thay đổi cuộc đời tôi...
... Có lẽ, Lady Borton là người duy nhất từng sống ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam trong thời gian chiến tranh và là người qua tổ chức Quaker cộng với vốn tiếng Việt của mình, có nhiều cơ hội làm việc với các thuyền nhân tập trung ở trại tị nạn tại Malayxia...
... Mềm mỏng nhưng kiên trì phản bác lại những e ngại mang tính ý thức hệ ở Việt Nam cũng như tính tự mãn cố hữu của người Mỹ, rốt cuộc Lady Borton đã thuyết phục nổi người Việt Nam rằng, bà hoàn toàn có thể sống một cuộc sống thường nhật với những người dân quê, cùng họ cặm cụi trên nương rẫy hay đồng lúa, nói chung một ngôn ngữ và lắng nghe mọi câu chuyện riêng tư của họ. Và giờ đây, Lady Borton khát khao được chia sẻ với tất cả những người Mỹ, những người suốt 30 năm chưa hề biết lắng nghe Việt Nam, những câu chuyện ngày ấy...