Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở miền nam nước Nhật, nơi Natsume Soseki từng dạy tiếng Anh trong vài năm. Đây là một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức cùng sự phân biệt trật tự, thứ hạng cứng nhắc. Điều đó khiến cho nhân vật chính Botchan - người vốn đến từ một thành phố lớn, vốn thẳng thắn, nóng tính - không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình. Kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra.
Botchan được đánh giá là quyển sách thú vị dành cho mùa hè, mang văn phong đa dạng: nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc, vui nhộn, sinh động và lôi cuốn.
Natsume Soseki, sinh năm 1867 ở Tokyo. Ông là một trong những nhà văn lớn được yêu thích nhất của nền văn học Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Tokyo, chuyên ngành văn chương Anh, ông đến dạy tại một trường trung học ở miền nam đảo Shikoku và Kyushu. Năm 1900, ông được chính phủ Nhật đưa sang Anh tu nghiệp. Năm 1903, ông quay về Nhật và trở thành giảng viên người Nhật đầu tiên của khoa Văn chương Anh thuộc đại học Hoàng gia Tokyo.
Bốn năm sau đó, bằng tài năng tuyệt vời cũng như nền tảng lý luận vững chắc được tích lũy, trau dồi qua công việc chuyên môn, Natsume Soseki viết nên những tác phẩm xuất sắc, đưa tên tuổi ông vào hàng trụ cột của văn học hiện đại Nhật như: I am a Cat, Botchan, The Three-Cornered World. Đến năm 1907, ông quyết định nghỉ dạy để dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp sáng tác.
Từ những tiểu thuyết đầu tay mang tính trào phúng nhẹ nhàng, châm biếm, phong cách của Natsume Soseki dần thay đổi theo hướng sâu sắc, tinh tế hơn khi ông đi vào khai thác chủ đề về sự cô đơn, lạc lõng của con người hay những hệ quả tâm lý - xã hội trước cuộc sống hiện đại đầy biến động mà điển hình là các tác phẩm: Chàng trai Sanshiro (Sanshiro), Từ đó (And then), Cánh cổng (The Gate), Người đi đường (The wayfarer) và Trái tim (Kokoro). Ông mất vào năm 1916.
Tôn vinh những cống hiến của Natsume Soseki cho sự nghiệp hiện đại hóa nền văn học Nhật Bản, chân dung của ông được Chính phủ Nhật Bản in trên đồng tiền giấy một nghìn Yen phát hành suốt từ năm 1984 đến năm 2004.
Trân trọng giới thiệu!
Báo chí giới thiệu:
Theo VnExpress
Tiểu thuyết của Natsume Soseki ra mắt tại Việt Nam(Thứ năm, 03/11/2011 08:07:47 AM)
Cuốn Botchan có tên tiếng Việt là Cuộc nổi loạn ngoạn mục. Sách nói về cuộc nổi loạn của một giáo viên trẻ chống lại hệ thống nội quy lạc hậu, bất công cũng như thói khoa trương sáo rỗng và tính hai mặt ở những con người đứng đầu một trường trung học vùng nông thôn.
Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở miền nam nước Nhật, nơi Natsume Soseki từng dạy tiếng Anh trong vài năm. Đây là một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức cùng sự phân biệt trật tự, thứ hạng cứng nhắc. Điều đó khiến cho nhân vật chính Botchan - người vốn đến từ một thành phố lớn, vốn thẳng thắn, nóng tính - không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình. Kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra.
"Botchan" được đánh giá là quyển sách thú vị dành cho mùa hè, mang văn phong đa dạng: nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc, vui nhộn, sinh động và lôi cuốn.
Natsume Soseki, sinh năm 1867 ở Tokyo. Ông là một trong những nhà văn lớn được yêu thích nhất của nền văn học Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Tokyo, chuyên ngành văn chương Anh, ông đến dạy tại một trường trung học ở miền nam đảo Shikoku và Kyushu. Năm 1900, ông được chính phủ Nhật đưa sang Anh tu nghiệp. Năm 1903, ông quay về Nhật và trở thành giảng viên người Nhật đầu tiên của khoa Văn chương Anh thuộc đại học Hoàng gia Tokyo.
Bốn năm sau đó, bằng tài năng tuyệt vời cũng như nền tảng lý luận vững chắc được tích lũy, trau dồi qua công việc chuyên môn, Natsume Soseki viết nên những tác phẩm xuất sắc, đưa tên tuổi ông vào hàng trụ cột của văn học hiện đại Nhật như: I am a Cat, Botchan, The Three-Cornered World. Đến năm 1907, ông quyết định nghỉ dạy để dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho sự nghiệp sáng tác.
Từ những tiểu thuyết đầu tay mang tính trào phúng nhẹ nhàng, châm biếm, phong cách của Natsume Soseki dần thay đổi theo hướng sâu sắc, tinh tế hơn khi ông đi vào khai thác chủ đề về sự cô đơn, lạc lõng của con người hay những hệ quả tâm lý - xã hội trước cuộc sống hiện đại đầy biến động mà điển hình là các tác phẩm: Chàng trai Sanshiro (Sanshiro), Từ đó (And then), Cánh cổng (The Gate), Người đi đường (The wayfarer) và Trái tim (Kokoro). Ông mất vào năm 1916.
Tôn vinh những cống hiến của Natsume Soseki cho sự nghiệp hiện đại hóa nền văn học Nhật Bản, chân dung của ông được Chính phủ Nhật Bản in trên đồng tiền giấy một nghìn Yen phát hành suốt từ năm 1984 đến năm 2004.
Thoại Hà
Theo phunuonline.com.vn
Cuộc nổi loạn ngoạn mục (Thứ hai, 19/09/2011 10:11:17 AM)
Bối cảnh câu chuyện xảy ra tại một hòn đảo miền nam nước Nhật. Botchan là một thanh niên thẳng thắn, nóng tính. Từ một thành phố lớn, anh được điều động đến dạy tiếng Anh cho trường nam sinh trên hòn đảo trong vài năm. Bước vào một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử khách sáo, hình thức khiến cho Botchan không hòa hợp được với những người lớn cũng như đám học trò ngỗ nghịch. Điều đó khiến những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra.
Natsume Soseki là một trong những nhà văn lớn được yêu thích nhất của Nhật Bản. Năm 1900, ông được chính phủ Nhật đưa sang Anh tu nghiệp. Sau đó ông quay về Nhật trở thành giảng viên người Nhật đầu tiên của khoa Văn chương Anh, thuộc trường Đại học Hoàng Gia Tokyo. Bốn năm sau, Natsume Soseki đã viết nên những tác phẩm xuất sắc, đưa tên tuổi ông vào hàng trụ cột của văn học hiện đại Nhật như: Tôi là con mèo (I am a Cat), Cậu ấm (Botchan), Thế giới ba chiều (The Three-Cornered World).
Từ những tiểu thuyết đầu tay mang tính trào phúng nhẹ nhàng, châm biếm dí dỏm, phong cách của Natsume Soseki dần thay đổi theo hướng sâu sắc, tinh tế hơn khi ông đi vào khai thác chủ đề về sự cô đơn, lạc lõng của con người hay những hệ quả tâm lý - xã hội trước cuộc sống hiện đại đầy biến động qua các tác phẩm kiệt xuất: Chàng trai Sanshiro (Sanshiro), Từ đó (And then), Cánh cổng (The Gate), Người đi đường (The wayfarer) và Trái tim (Kokoro). Ông mất vào năm 1916.
Xuân Nguyên