Khi đất nước Ấn Độ bị chia cắt vào năm 1947, thì đất nước Bangladesh ngày nay trước kia là một phần lãnh thổ của đất nước Bengal đã trở thành Pakistan vả được biết đến như là phía đông của Pakistan. Nhưng do một số lý do mà người Bengal của phía đông Pakistan bắt đầu đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ hợp pháp của mình trên đất nước Pakistan. Tuy nhiên, họ đã bị từ chối và một cuộc chiến tranh ác liệt và đẫm máu diễn ra trong chín tháng, lấy đi một phần lớn xương máu của người dân Bangladesh, của cải vật chất thậm chí là cả những báu vật nghệ thuật. Kết quả là một nhà nước độc lập mới ra đời, đất nước Cộng hoà Bangladesh chính thức được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1971.
Đất nước Bangladesh có một quá khứ và một nền văn minh cổ đại huy hoàng. Người dân Bangladesh là những người kiên quyết, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước và một tình yêu vô vờ bến với ngôn ngữ của dân tộc mình, đồng thời cũng có khả năng dàn xếp, hoà giải, chịu đừng và một nền chính trị bất ổn.
Bangladesh là vùng châu thổ rộng khoảng 55.598 mét vuông, được hình thành bởi các con sông Hằng, Brâhmputra, Karnafuli, Sangu và một số các con sông khác, có đường biên giới cả ở phía đông, phía bắc và phía tây với đất nước Ấn Độ, duy nhất chỉ có một đoạn đường biên giới nhỏ khác với đất nước Mianma về phía đông nam. Phía nam Bangladesh nằm trong vịnh Bengal còn phía đông bắc thì tiếp giáp chủ yếu với dãy núi Assam.
Nền văn hoá của người Bangladesh chủ yếu là dựa vào văn học cổ, văn học thời trung cổ và hiện đại của người Bengal (nền văn học cổ của người Bengal được hình thành một cách nhanh chóng và mạnh mẽ từ thế kỷ thứ 7).
Những câu chuyện cổ Bangladesh thể hiện bản chất đất nước, con người, đó là sự hồi sinh đáng ca ngợi của những nghệ thuật truyền thống, những nghề thủ công, những bài hát và những câu chuyện cổ kể từ khi đất nước Bangladesh được tách ra khỏi Bengal. Có rất nhiều các học giả, những nhà văn bất kể nam hay nữ đã chăm chỉ làm việc để lưu giữ và bảo tồn những câu chuyện, những bài hát đó và chúng đã giúp ích rất nhiều cho những học giả ngày nay trong việc mở mang kiến thức.
Những câu chuyện cổ chứa đựng một dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận thấy của một nền văn hoá phong phú và đa dạng và trong đó người Baul hát cho mọi người nghe và mọi người cùng nhau quây quần lại nghe mà bất kể tôn giáo nào mà họ đang mang. Những câu chuyện đó ngày nay vẫn còn sống mãi cùng với những tiếng rì rào của rặng dừa hay những vụ mùa đay, những bài hát..., với đám bùn loãng còn đọng lại trên những con thuyền đánh cá và cả trong những tiếng cười ngây thơ của bọn trẻ. Cuộc sống hàng ngày của người dân Bangladesh được phản ánh qua đó. Chúng chứa đựng cả lịch sử, truyền thống, lòng tin, và cả sự mê tín, những điều cấm kỵ và những tổ vật.
Tôi vô cùng cảm ơn tiến sĩ Nurul Islam, giám đốc Viện nghiên cứu Y học Dhaka, ông là một nhà nghiên cứu y học xuất chúng nhưng lại rất quan tâm đến công việc của tôi và đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc cùng nghiên cứu, thảo luận và hoàn thành cuốn truyện này.