Tập truyện dân gian Mianma được chia thành hai phần:
Phần I bao gồm những truyện cổ Mianma hay còn được gọi là truyện cổ của đồng bằng Mianma. Vì suốt nhiều thế kỷ, người Mianma sống ở vùng châu thổ sông Irrawaddy, đây là quê hương của người Mianma.
Người ta chia phần I thành những loại sau:
1. Truyện loài vật 2. Truyện thần đồng 3. Truyện ngụ ngôn 4. Truyện cười 5. Truyện thần thoại 6. Truyện pháp lý
Truyện loài vật và truyện thần đồng thì không cần phải giải thích. Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện nổi tiếng và rất phổ biến. Chúng không phải là những truyện được truyền miệng. Chúng chính là những tình huống có thật, từ đó người ta đưa ra những câu châm ngôn hay tục ngữ có tính chất răn dạy. Điểm chung giữa những câu chuyện dân gian Mianma này chính là tính hài hước của chúng. Không những thế một số truyện dân gian còn đặc biệt hài hước. Truyện thần thoại cũng không phải là những câu chuyện mà vì chúng không có ý doạ dẫm hay làm người đọc rùng rợn mà hoàn toàn chỉ có ý nghĩa giải trí hoặc giải thích một hiện tượng thiên nhiên hay xã hội.
Vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ đốc giáo, luật Mianma chỉ là những tập quán cơ bản, quan toà chính là những già làng. Những người này không hề được học luật, mà chính những câu chuyện dân gian được đưa ra làm nguyên tắc cơ bản của luật Mianma. Trong những câu chuyện luật pháp này, nhân vật chính thường là một nữ quan toà mà người ta tưởng tượng ra hay còn gọi là bà Hoàng. Việc lựa chọn một người phụ nữ đại diện cho sự phân xử sáng suốt không làm ai ngạc nhiên cả, vì từ thời xa xưa, ở xã hội Mianma người phụ nữ có địa vị xã hôi, cấp bậc cũng như quyền hành ngang hàng với nam giới.
Do ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật đối với nền văn hoá Mianma, nên những câu chuyện này hầu hết đều dựa trên những câu chuyện của đạo Phật. Vì những câu chuyện này không hẳn là truyện dân gian, và không có gì chứng minh được điều đó trong tập sách này.
Phần II gồm những truyện dân gian các dân tộc thiểu số Mianma.
Ngoài dân Mianma, nước Cộng hoà Mianma còn có các dân tộc thiểu số Arakanese, dân tộc Mon, dân tộc Chin, Kachin, Shan, Karen và dân tộc Kayah, mỗi dân tộc có một vùng địa lý và lãnh thổ riêng. Dân Arakanese sống ở bờ biển Arakan dòn dân Mon sống ở bờ biển Tenaserim, cũng như người Mianma sống ở châu thổ sông Irrawaddy, họ là những người sống ở đồng bằng. Trong khi đó dân tộc Chin sống ở đồi Tây, dân tộc Kachin sống ở đồi Bắc còn dân tộc Shan, dân tộc Karen và dân tộc Kayah sông sở cao nguyên và trên đồi Đông, họ là những người sông sở miền núi. Tuy nhiên chỉ có người Mon và người Shan là khác, họ là người Mianma Tibeto; Người Mon thuộc họ Mon Khmer; còn người Shan thuộc dòng giống tổ tiên Tai Shan. Người Mon có một quốc gia rộng lớn gồm vùng đồng bằng sông Mekong Menam, hiện nay đang bị người Loantian chiếm đóng còn người Thái ở vùng trũng Mianma hiện nay đang bị người Mianma chiếm đóng. Với nền văn hoá tiên tiến, nghệ thuật người Mon ảnh hưởng rất nhiều đến các nền văn minh khác. Người Mon cũng như nền văn hoá của họ tràn ngập ở vùng trũng Mianma suốt thế kỷ XI. Mặc dù tiếng Mon vẫn được sử dụng nhưng rất ít người Mon sử dụng nó, họ sử dụng tiếng Mianma như tiếng mẹ đẻ, thứ hai của mình. Tiếng Arakanese rất giống với tiếng Mianma nên họ nói chung tiếng mẹ đẻ mặc dù có giọng hơi khác nhưng họ nói và viết giống nhau. Do đó người Mon và người Arakanese dường như quên dần những câu chuyện dân gian của dân tộc họ, và thừa nhận truyện dân gian Mianma như chính truyện dân gian của dân tộc mình.
Người miền núi có tiếng nói riêng, trừ những vùng xa xôi hẻo lánh, vẫn sử dụng tiếng Mianma như tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên những dãy núi vẫn có khả năng bảo vệ tín ngưỡng hoang sơ và những câu chuyện dân gian cho tới tận ngày nay. Những câu chuyện thần thoại cố gắng giải thích tính tự nhiên của con người và vũ trụ đã bị người Mon quên dần đi. Khi người Mianma và người Arakenese bị ảnh hưởng bởi đạo Phật, họ dần dần chấp nhận học thuyết của đạo Phật về tính tự nhiên của con người. Vì đạo Phật không thâm nhập được sâu vào miền núi nên còn rất nhiều truyện thần thoại của người miền núi đặc biệt là người Kachin, không hề bị quên lãng và mất đi. Người Tai Shan bắt đầu di cư từ Vân Nam đến Đông Dương vào khoảng thế kỷ thứ IX, nhưng họ bị hoàng đế Mianma thứ nhất giám sát chặt chẽ vào thế kỷ thứ XI. Đến thế kỷ thứ XIII, khi hoàng đế bị quân đội Hốt Tất Liệt tấn công dữ dội, người Tai Shan lan tràn sang vùng đồng bằng sông Mekong, và tạo thành vương quốc mới từ sự sụp đổ của hoàng đế Mianma và Khmer. Họ nhanh chóng chấp nhận đạo Phật và từ bỏ những thần thoại về vũ trụ của họ, nhưng ý thức và niềm tự hào của của họ vẫn hiện thân trong những câu chuyện dân gian. Xã hội phong kiến của họ không giống như xã hội bộ lạc dân chủ của chủng tộc Mianma Tibeco, do đó trong những câu chuyện dân gian của người Shan, người anh hùng sẽ trở thành thủ lĩnh, hoặc chủ đề của nó thường là những thăng trầm mà người con trai phải trải qua để trở thành thủ lĩnh. Người Karen và người Kayah rất gần gũi với nhau về địa lý và dòng giống, họ dường như đã từng là những nước chư hầu của người Mon vào cuối thời kỳ hưng thịnh, và có thể họ say mê những câu chuyện dân gian của người Mon. Điều này giải thích tình cảm trong thơ ca và nghệ thuật ở hai truyện cuối của cuốn sách này.