“Cái đẹp của chữ nghĩa là cái đẹp của nghệ thuật (…) Có thể ví văn chương Kiệt Tấn như những đường kiếm đẹp, khi kiếm rời khỏi vỏ, kiếm và người là một, chiêu thức không còn nữa, chỉ thấy cái uy lực, vũ bảo của nó” (Đoàn Nhã Văn).
“Không ai, trong nền văn học hải ngoại hiện nay, có thể viết về một cơn điên, một giấc mơ dữ, một tình yêu cuồng nhiệt... hay hơn Kiệt Tấn (...) Nụ cười tre trúc mở ra một thế giới khác, thế giới truyện tâm lý và triết lý." (Tc. Văn , số 116 - 117 - Chuyên đề Kiệt Tấn).
“Người yêu của Kiệt Tấn trong "Thương Nàng Bấy Nhiêu" phần lớn là những kẻ bơ vơ, những tâm hồn ngây thơ hay trụy lạc: Ở ai chăng nữa, người đọc cũng tìm thấy cái khía cạnh băng trinh của tâm hồn. Viết về tình yêu, có rất nhiều người, nhưng về yêu thương, chỉ Kiệt Tấn đặc sắc” (Thụy Khuê).
“…Ở đâu Kiệt Tấn cũng xông xáo, thông thạo như một 'thổ công': Vì sao vậy? Theo tôi, câu trả lời khá đơn giản: Kiệt Tấn đã sống hết mình và viết hết mình. Khi sự chân thành đã đến độ giống như tự khỏa thân trước cuộc đời, thì cái Tâm Thành đó cộng với Tài Ba phải thành nghệ thuật. Thực hiện điều đó, không dễ. Phải có một lòng yêu người nồng nhiệt, và một sự can đảm lớn lao.” (Nguyễn Mộng Giác).
Mục lục:
Tựa
Em vịt vàng nhỏ của tôi ơi
Lệ Dung sang Tề
Nụ cười tre trúc
Đi trong thành phố có nắng
Một người rất bận
Những sợi thun đen
Chuông ngân chạnh nhớ yêu đầu
Ngoài cửa kiếng
Đạo sĩ Phật Ma
Vòng chơi xóm học
Tết này chưa chắc em về được
Em điên xõa tóc
Chú tiểu bìm bịp
Nước chảy bon bon
Ngồi đờn xuống thung lũng
Lớp lớp phù sa
Năm nay đào lại nở
Lục bát điên
Bạt