Đọc "Một thuở" của Phạm Đình Trọng, chúng ta không thể không yêu thương, kính trọng người lính Trường Sa. Họ là những người đại diện cho dân tộc Việt Nam, bảo vệ phần đất, phần "máu thịt" của đất mẹ việt Nam.
Bài học muôn thuở về chiến lược giữ nước mà tổ tiên để lại cho chúng ta chính là tình yêu. Chỉ có sức mạnh của tình yêu mới giúp cho chúng ta chiến thắng được kẻ thù. Chỉ có sức mạnh của tình yêu mới giúp cho chúng ta giữ vững được hòa bình.
Đó cũng chính là lời nhắn gửi sấu sắc mà Phạm Đình Trọng muốn chia sẻ với người đọc qua những trang viết của anh.
Những điều Phạm Đình Trọng viết trong tác phẩm này tuy xảy ra vào thời đã qua, nhưng lại nóng hổi bởi hơi thở cùng những bức xúc hiện tại. Cách kể chuyện của anh thoát ẩn, thoát hiện, lúc hiện tại, lúc xa xăm, làm cho người đọc phải đeo bám đến cùng. Có lẽ, thành công nhất trong tác phẩm của anh chính là việc anh đã xây dựng thành công hình tượng người lính đảo chân thực đến từng chi tiết. Đó là những con người dũng cảm, luôn chấp nhận thua thiệt. Họ "lẩm cẩm" trong đời, đôi khi để giữ lại cho mình phần hồn trong trắng và thanh thản. Tác phẩm khiến ta xúc động, bởi lẽ những người lính đảo vừa bước qua thời giông bão, lại phải gồng lưng gánh vác một thời giông bão. Cái "nợ" non sông tưởng đã trả xong, lại nhận thêm một món "nợ" non sông mới. Có những người lính chưa xong nhiệm vụ cứu nước, đã phải xin đồng đội về quê để lo việc "cứu nhà".
Văn chương của anh điềm tĩnh, nống nàn và sâu lắng đến kinh ngạc.