"Có thể nói đến một thương hiệu Ma Văn Kháng từ tiểu thuyết Mưa mùa hạ trở về sau, làm nên một dấu ấn riêng, khu biệt với nhiều người. Một chất liệu hiện thực kiểu Ma Văn Kháng. Một cách khai thác kiểu Ma Văn Kháng. Một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là ngôn ngữ. Nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ - áp cận đuợc vào thì hiện tại tôi nghĩ cần đọc Ma Văn Kháng. Và truớc đó - Tô Hoài. Đó là hai trong số ít người viết có được cả một kho chữ thật rủng rỉnh để tiêu dùng. Và do có cả một cái kho, nên anh là người không ưa dùng nhũng chữ mòn; và ít khi làm cho mòn chữ. Dẫu là quen hoặc lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay Ma Văn Kháng là cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong của nó".
GS - Nhà văn - Nhà lý luận phê bình Phong Lê
"Truyện ngắn Ma Văn Kháng có diện mạo, hình hài riêng, Vì ngay từ nhũng sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với nguời đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng trong vương quốc văn chương, nghệ thuật... Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác..."
PGS. TS La Khắc Hòa
Mục lục
- Đồng cỏ nở hoa
- Điệu Rumba mê dại
- Theo chồng
- Quản giáo Thăng
- Mảnh đạn
- Hoa gạo đỏ
- Mùa thu đảo chiều
- Người làm câu đối ở tỉnh nhỏ
- Hoa nhài buổi sớm mai
- Ngõ hoang
- Đỉa bám chân ai
- Con dâu tôi