Nơi đây một thời từng là trung tâm buôn bán sách ở Paris. Tên của đường nguyên là Ecrivains nghĩa là người chép thuê, con phố được đặt lại tên sau khi việc buôn bán sách được thay thế bởi những người làm giấy da ở Thời Trung cổ. Dịch lên trên một chút là hiệu sách Shakespeare và Company nổi tiếng, một trung tâm sách văn học Anh. Có lẽ không thành phố nào coi trọng những cửa hàng sách như Paris - ông nói. Hiệu sách của ông là một trong số 700 cửa hàng sách khắp thành phố. Những hiệu sách độc lập như vậy được xem là kho báu quốc gia, là nơi chứa đựng ngôn ngữ và văn hóa Pháp.
Trong kỷ nguyên Amazon, những nhà bán lẻ sách trên mạng đe dọa sinh kế của những người chủ hiệu sách nhỏ bằng việc giảm giá sách bán mạng cũng như giao hàng miễn phí.
Những chủ hiệu sách độc lập trong ba năm qua, từ 2010 tới 2012, chứng kiến thị trường sách bán lẻ sụt giảm từ ba đến chín phần trăm. Nhưng người Pháp không chấp nhận điều đó như một thực tế không tránh khỏi. Chính phủ đã phản ứng bằng cách đưa ra các biện pháp để bảo vệ những nhà sách độc lập. Một trong những nỗ lực đó là đưa ra một dự luật cấm các công ty bán sách qua mạng miễn phí giao sách cùng với giảm giá sách. Trước đó vào năm 1981, một luật gọi là Lang Law cấm giảm giá sách hơn 5% so với giá nhà xuất bản đưa ra. Việc ban hành luật mới được Hạ viện Pháp nhất trí thông qua tháng trước và hy vọng cũng có được sự nhất trí ở Thượng viện cuối năm nay.
Bộ trưởng Văn hóa Aurélie Filipetti, người nắm trọng trách cứu những nhà sách độc lập buộc tội Amazon “bán phá giá”. Bà buộc tội công ty giảm giá giao sách chỉ để giành vị trí trên thị trường, từ đó xây dựng sự độc quyền. “Một khi họ ở vị trí thống trị và xóa sạch mạng lưới cửa hàng sách của chúng tôi, thì họ sẽ tăng phí giao hàng lập tức”.
Amazon.com gần đây tăng ngưỡng miễn phí cước giao sách ở Mỹ từ 25 lên 35 USD. Amazon chỉ trích luật mới, cho rằng chính phủ sẽ làm tổn thương người tiêu dùng Pháp.
“Bất cứ biện pháp nào nhằm mục đích tăng giá sách bán trên mạng sẽ trừng phạt khách hàng ở Pháp.
Nó sẽ ảnh hưởng lớn tới số lượng đầu sách cũng như những người kinh doanh trên internet”.
Guillaume Husson, giám đốc điều hành của Syndicat de la Librairie Française, một tổ chức đại diện cho những chủ hiệu sách cho rằng, dự luật về sách sẽ khôi phục sự cạnh tranh công bằng và cho phép hàng trăm cửa hàng sách đạt được việc bán chạy hơn trên mạng.
Ông Spence tin rằng ít nhất dự luật sẽ tốt hơn trong việc nâng cao đạo đức ở những người bán sách.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Xerfi, năm ngoái 17% sách bán ở Pháp được mua bán trên mạng, trong khi năm 2010 doanh số bán sách trên mạng chỉ chiếm 13% tổng số sách in (cửa hàng sách chiếm tới 23%), theo báo cáo của chính phủ. Những nhà bán lẻ lớn như FNAC, một gian hàng điện tử và sách chiếm thị phần còn lại.
Một hiệu sách ở Paris, Pháp.
Con số này không mấy ấn tượng nếu so với Mỹ, nơi chỉ Amazon đã chiếm tới 30% lượng sách bán năm 2011(con số này giờ là gần 40%).
Nhưng nó vẫn gây lo lắng cho những nhà bán lẻ ở Pháp, bởi họ cho rằng không thể cạnh tranh với việc miễn phí giao hàng và giảm giá mà một số website đưa ra.
Về phía ông, Spence ngừng mua sách từ Amazon. Từ khi mở cửa hàng năm 1989, hơn 20 năm qua, ông đã chứng kiến sự thăng trầm của các hiệu sách lớn nhỏ cùng với sự bành trướng của thị trường sách trên mạng ngày nay. Việc bán sách qua mạng ảnh hưởng nặng nề tới những nhà sách độc lập trên toàn nước Pháp. Virgin, nhà bán lẻ nhạc, báo và sách đóng cửa vào tháng 6. Những cửa hàng lớn như FNAC đã chứng kiến việc mất dần thị phần và đóng cửa. Chuỗi cửa hàng sách Chapite thông báo vào tháng 9 rằng 57 cửa hàng sẽ phải bán tống bán tháo và đối mặt với việc đóng cửa nếu tiếp tục không có người mua vào hè tới.
Chính phủ đã duy trì sự hỗ trợ đối với các cửa hàng sách độc lập trong tình hình bất ổn đó. Để giúp bảo tồn truyền thống bán sách đã thành huyền thoại ở khu phố Latin, công ty Semaest của chính phủ tìm cách mua lại những khu đất kinh doanh ở khu vực lân cận để cho các hiệu sách thuê. Mục đích để cạnh tranh với chi phí thuê nhà ngày càng tăng đẩy nhiều nhà sách độc lập ra khỏi khu vực hiện tại. Semaest đang tìm cách mua lại mảnh đất Spence thuê từ chủ đất. “Có lý do để lạc quan và phần lớn là nhờ chính phủ”, chủ hiệu sách Abbey nói.
Trong kỷ nguyên Amazon, những nhà bán lẻ sách trên mạng đe dọa sinh kế của những người chủ hiệu sách nhỏ bằng việc giảm giá sách bán mạng cũng như giao hàng miễn phí. |
Ảnh trong bài: Nguồn các báo nước ngoài.