Từ khi bước sang thế kỷ mới, lĩnh vực quản lý học có một xu thế rõ rệt, đó là: tư tưởng và quan niệm về quản lý đang dần dần quay trở lại với phương Đông. Các nhà quản lý học phương Tây cũng bắt đầu nhận thức được rằng phương pháp quản lý của họ không phải là chìa khoá vạn năng và họ bắt đầu tìm kiếm tri thức trong văn hoá cổ đại của Trung Quốc.
Quản lý không có biên giới quốc gia, quản lý theo kiểu Trung Quốc nói một cách đơn giản là quản lý hợp lý. Hợp lý được đề cập ở đây là hợp theo quy luật. Không giống với quản lý theo kiểu phương Tây, quản lý theo kiểu Trung Quốc chính là lấy con người làm gốc. Nhìn từ góc độ thiết lập tổ chức và kết quả quản lý, chúng ta hy vọng một tổ chức sẽ có thể giống như một con người, cơ động và linh hoạt. Nhưng quản lý theo kiểu phương Tây lại nghiêng về việc tập hợp các cá nhân lại với nhau, hình thành nên một bộ máy có trình tự hoá tương đối ổn định, sau đó tạo ra của cải. Tuy nhiên, sự thực là con người càng ngày càng không thích ứng với việc các doanh nghiệp muốn biến họ thành công cụ sản xuất, mà họ muốn tự vận đông, tự phát huy nhiều hơn nữa. Điều cực đoan trong quan lý theo kiểu phương Tây hiện đại là khiến con người trở thành một cỗ máy. Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều người đang tích cực chắt lọc những tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại từ văn hoá truyền thống của Trung Hoa, chỉ tiếc là những chắt lọc mang tính hệ thống vẫn tương đối ít. Cuốn sách này lấy những gì thuộc về cái “đạo” của văn hoá Trung Hoa, chắt lọc thành một lý thuyết hiện đại có hệ thống, có thể chỉ đạo thực tiễn quản lý để quảng bá và ứng dụng trong các doanh nghiệp.
72 phép quản lý kiểu Trung Quốc lấy những gì thuộc về cái “đạo” của văn hóa Trung Hoa, chắt lọc thành 1 lý thuyết hiện đại có hệ thống, có thể chỉ đạo thực tiễn quản lý để quảng bá và ứng dụng trong các doanh nghiệp.