Quyền sở hữu trí tuệ là một loại hình đặc biệt của tài sản vô hình. Do tình trạng đặc biệt của chúng, quyển sở hữu trí tuệ được hưởng sự công nhận và sự bảo vệ đặc biệt của pháp luật. Các tài sản vô hình thường được tạo ra trong tiến trình thông thường của các hoạt động kinh doanh. Còn quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra bởi trí tuệ hoặc những hoạt động gây cảm hứng của con người, những hoạt động như vậy là riêng biệt và có ý thức sáng tạo.
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới hiện nay, có nhiều vấn đề mới mang ý nghĩa kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng của các quốc gia. Một trong những vấn đề đó là việc phát triển và quản trị tài sản vô hình, cùng với loại hình đặc biệt của nó là quyền sở hữu trí tuệ.
Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng chuyển dần trọng tâm vào trao đổi mậu dịch các loại hàng hóa có hàm lượng tri thức cao hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm tăng cường sức cạnh tranh. Đối với mỗi nền kinh tế, lợi thế cạnh tranh chủ yếu phụ thuộc khả năng vận dụng khoa học - công nghệ vào các ngành kỹ thuật công nghệ cao cũng như vào các ngành sản xuất truyền thống.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám trong mỗi một sản phẩm ngày một gia tăng, trở thành cấu phần quan trọng quyết định giá trị của sản phẩm. Điều này thúc đẩy các nước, các công ty xuyên quốc gia tích cực đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao hàm lượng tri thức trong mỗi sản phẩm của mình.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Nghiên cứu lý luận chung về tài sản vô hình
Chương 2: Quyền sở hữu trí tuệ
Chương 3: Kinh nghiệm thế giới về quyền sở hữu trí tuệ
Chương 4: Thực trạng về quyển sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Chương 5: Các phương pháp thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ
Tài liệu tham khảo