Hiện nay ở các nước phát triển đã có các công nghệ hiện đại với các thiết bị tiên tiến và máy tính trở thành một phương tiện vô cùng đắc lực, nhưng con người vẫn là một yếu tố quan trọng nhất và không thể thay thế được. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất, óc sáng tạo và nhiệt huyết của tập thể những người lao động, từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở, vẫn và sẽ là yếu tố quyết định sự thực hiện thắng lợi các mục tiêu của xã hội cũng như của các doanh nghiệp.
Quản lý nhân lực, hay quản lý nguồn nhân lực là một trong các môn học cơ bản về quản lý người lao động trong các tổ chức nói chung và của các doanh nghiệp nói tiêng. Nó cung cấp các cơ sở lý luận cơ bản nhất cho các nhà quản lý để quản lý những người lao động trong các đơn vị của mình nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Để nghiên cứu môn học này có kết quả, người học cần được trang bị các kiến thức kinh tế và kỹ thuật cơ bản như kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế chính trị, quản trị học và một số môn kỹ thuật – công nghệ… Sau khi nghiên cứu môn học “Quản lý nhân lực trong doanh gnhiệp” người học sẽ thu nhận được các khái niệm, nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhân lực trong doanh nghiệp từ lúc hình thành nguồn nhân lực đến việc tổ chức sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực đó trong doanh nghiệp. Người học cũng nắm bắt được những thách thức đối vói công tác quản lý nhân lực trong một môi trường đầy biến động với các yếu tố khoa học, kỹ thuật, kinh tế và xã hội ngày càng phát triển và hiện đại. Qua việc nắm vững các phương pháp và các công cụ quản lý nhân lực, người học còn có thể tham khảo được các kinh nghiệm quý giá của thực tiễn quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp nước ngoài để áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị của mình… Đối với các sinh viên, đây chính là một sự chuẩn bị rất tích cực để nắm chắc các kiến thức về quản lý nhân lực và một sự chuẩn bị tốt cho việc bước vào một cuộc sống nghề nghiệp trong nay mai.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Đại cương về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và thiết kế công việc
Chương 3: Lập kế hoạch nhân lực
Chương 4: Tuyển dụng nhân viên
Chương 5: Tổ chức quá trình lao động
Chương 6: Định mức lao động
Chương 7: Trả công lao động
Chương 8: Đánh giá thực hiện công tác
Chương 9: Đào tạo và phát triển
Chương 10: Pháp luật lao động Việt Nam và quan hệ lao động
Tài liệu tham khảo.
Trân trọng giới thiệu!