Ứng dụng ngày càng phát triển của quản lý dự án phản ánh sự phát triển của các dự án mà chúng ta có thể tìm thấy tại nơi làm việc của mình. Trong mỗi ngành công nghiệp và mỗi chuyên ngành, các tổ chức nhận thức rằng họ đang dốc nhiều thời gian cũng như nguồn lực vào các dự án, tạo ra ngày càng nhiều tổ chức hoạt động theo dự án. Trong quá khứ có rất nhiều công ty tự xem mình là những tổ chức làm việc theo dự án. Các công ty tư vấn, các công ty có liên quan đến xây dựng, các hãng hàng không và các đại lý như U.S Army Corp of Engineer đã dành hẳn 80% trong tổng số 100% doanh thu / ngân sách hàng năm cho các dự án.
Tuy nhiên, một công ty không nhất thiết phải hoàn toàn phụ thuộc vào các dự án để phải đối phó với các thách thức trong việc quản lý nhiều dự án hay thu lợi nhuận từ việc áp dụng các nguyên tắc quản lý dự án. Ngay trong trường hợp chỉ với 20% ngân sách hay doanh thu hàng năm được dành cho các dự án, bạn cũng có thể tự xem tổ chức mình hoạt động theo dự án. Nó không gợi ý cho bạn việc cố hạn chế các hoạt động của toàn bộ các phòng ban hay một công ty trong một dự án khuôn mẫu mà muốn nói lên rằng, nếu 1/5 ngân sách hay doanh thu dựa vào các dự án thì sự cải thiện đáng kể hoạt động của các dự án sẽ tác động lên tất cả các điểm mấu chốt.
Nguyên tắc của quản lý dự án cũng đã được phát triển một cách hoàn chỉnh và được thể hiện trong các tài liệu cũng như trong hàng trăm cuốn sách nhằm giúp chúng ta quản lý một dự án một cách tốt hơn. Nội dung chính về những kiến thức quản lý một tổ chức đa dự án ít được xây dựng hơn. Với mục tiêu trở thành nguồn tài liệu cho các nhà lãnh đạo của tổ chức hoạt động dựa trên các dự án, cuốn sách này phải thể hiện được các vấn đề trên. Một CIO hay giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc phát triển sản phẩm mới, một chủ sở hữu của một công ty xây dựng hay tư vấn không thể tối ưu hóa hoạt động của dự án tại tổ chức của mình nếu như không thể nói được thứ ngôn ngữ về quản lý dự án. Ngoài ra nguyên tắc về quản lý dự án là không đủ cho việc quản lý toàn bộ công ty. Vì vậy, mục tiêu chiến lược của cuốn sách này là cung cấp một cách cô đọng về các chủ đề quản lý dự án truyền thống và đưa ra những hướng dẫn cho việc quản lý tổ chức.
Tóm lại, nội dung của cuốn sách này dựa vào những nhận định và quan sát về các thách thức đối với việc quản lý một tổ chức có cấu trúc hoạt động theo dự án.
Đối với những ai trong chúng ta đang làm việc trong lĩnh vực này và nhìn thấy tiềm năng của các tổ chức làm việc theo dự án, động lực của họ bao gồm sự hứng khởi và những nguyên nhân gây sự cảnh báo. Sự thỏa mãn của chúng ta cũng có thể dễ dàng hiểu được. Sự cảnh báo bắt nguồn từ nguy cơ gắn liền với tình trạng quản lý mang tính chất phong trào, nhất thời. Hầu như tất cả mọi người có hơn 10 năm kinh nghiệm đã đều thấy ít nhất một lần hiện tượng đó trong tổ chức của mình - hoàn toàn chỉ bằng việc huấn luyện, các biểu ngữ và các phần mềm - chỉ để tìm ra các ý tưởng mới. Nhưng các đường lối tốt hơn đều biến mất ngay sau khi mọi người “trở lại làm việc bình thường”, và điều đó cũng có thể xảy ra đối với việc quản lý dự án.
Việc lãnh trách nhiệm xây dựng một tổ chức làm việc theo dự án tốt hơn mang lại ý nghĩa to lớn cho các tổ chức, nhưng việc thực hiện thì không dễ dàng chút nào. Cuốn sách này định hướng giúp cho con đường thực hiện của các nhà quản lý dự án trở nên đúng đắn hơn, dễ dàng hơn, và trên hết để cải thiện chất lượng làm việc trong cuộc sống của tất cả mọi người đang hoạt động trong môi trường dự án.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần một: Tình huống quản lý dự án
Quản lý dự án là một sức mạnh chiến lược
Dẫn dắt sự thay đổi với một công ty hoạt động theo dự án
Phần hai: Các nguyên tắc quản lý dự án
Chọn lựa dự án
Xây dựng kế hoạch thực hiện, lập kế hoạch thực hiện, lập kế hoạch, dự đoán và phân bổ nguồn lực
Làm thỏa mãn các bên tham gia thông qua việc kiểm soát dự án
Quản lý rủi ro cho dự án
Chất lượng, quản lý chất lượng và quản lý dự án
Phần ba: Xây dựng một nhóm hiệu quả
Một mô hình xây dựng kỹ năng làm việc nhóm
Nguyên tắc: Chất kết dính tất cả lại với nhau
Các yếu tố thành công then chốt của các nhóm ảo
Phần bốn: Quản lý tổ chức hoạt động theo dự án
Quy trình phát triển sản phẩm mới Stage - Gate: Sự hoạch định từ ý tưởng đến khi tung sản phẩm ra thị trường
Quản lý dự án doanh nghiệp: Con đường phát triển
Tạo dựng một môi trường cho những dự án thành công trong tổ chức
Tích hợp quản lý dự án vào doanh nghiệp