Thị trường sơ cấp và trí não thằn lằn áp dụng một ngành khoa học phi lý mới vào lĩnh vực tài chính. Tư vấn tài chính thông thường dựa vào giả định rằng cả con người và thị trường đều có lý. Ngày nay, nghiên cứu mới đang dần hé lộ thêm nhiều nguyên nhân cho thấy, cả con người và thị trường thực tế luôn là những thứ thường xuyên “điên rồ”. Công trình mới này cho chúng ta thấy những hiểu biết mới mẻ về cách thức đầu tư và nơi đầu tư.
Cuốn sách này kết hợp hai niềm đam mê của tác giả: thị trường tài chính và nghiên cứu khoa học về bản chất tự nhiên của con người.
Terry tin chắc rằng nguyên nhân sâu xa của những rắc rối chính là chúng ta được cấu tạo phù hợp để giải quyết những vấn đề mà tổ tiên chúng ta đã phải đương đầu. Bởi xã hội hiện đại cơ bản khác biệt hẳn với thế giới tổ tiên xa xôi nên chúng ta dễ vướng vào những rắc rối. Trong cuốn sách đầu tiên của tôi, Mean Genes (Gen lặn), Jay Phelan và tôi đã nghiên cứu làm thế nào mà bộ não người - được hình thành từ Thế Pleistocene - cũng góp phần vào chứng béo phì, nghiện thuốc phiện, và sự nghèo đói.
Ra khỏi sự phi lý về tài chính được miêu tả một cách đơn giản, chúng ta tìm đến logic cơ bản trong những hành vi có giá trị mà tôi gọi là “trí não thằn lằn” - một quá trình suy nghĩ theo lối cổ xưa và thường trong trạng thái vô thức, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta. Trí não thằn lằn đã giúp chúng ta duy trì nòi giống, tìm kiếm thức ăn và phát triển, nhưng có vẻ nó không giúp được nhiều khi chúng ta giải quyết những vấn đề của thị trường tài chính. Và kết quả? Thị trường sơ cấp đã phá vỡ nguồn tài chính của chúng ta.
Chúng ta sẽ sử d