Câu chuyện Jack phát hiện và chi ra tới 1 triệu đô la Mỹ để khai kẽ hở trên thị trường lao động Nhật Bản chỉ là một trong vô vàn ví dụ sinh động cho các chuyến khảo sát thực tế mà ông tiến hành. Trong cuốn tự truyện của mình, Jack Welch gọi hành động đó là “lặn sâu”. Robert Slater, tác giả của 2 cuốn sách mang tính chất nghiên cứu về cung cách quản lý và lãnh đạo của Jack đã thống kê được hàng chục từ như thế: Xây dựng lại, Hội nghị C, giai đoạn phần mềm, vòng tròn, linh hồn công ty nhỏ…Và mỗi từ, xét ra có thể trở thành một chiến thuật có tính ứng dụng cao trong rất nhiều doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hay đang hướng tới vị trí này, chọn những cuốn sách nói về bí quyết lãnh đạo của Jack Welch làm sách gối đầu…
Thất bại. Đó là khái niệm đầu tiên được Jack Welch nhắc tới trong cuốn tự truyện của mình. Không phải sách vở, nhà trường hay những thương vụ thua lỗ mà chính là người mẹ đã dạy dỗ ông bài học này. Nếu không tạo dựng được sự tự tin thì khó có thể làm bất cứ điều gì, dù rằng rất muốn.
Robert Slater, một người nghiên cứu về phương pháp điều hành của Jack Welch, sau khi phân tích kết quả kinh doanh nổi trội của tập đoàn General Electronic ở thời điểm năm 2000, khi mà tổng số vốn của tập đoàn này đã vượt qua con số 600 tỷ đô la Mỹ đã nhận xét: Chính tính cách kiên cường trong xương cốt của ông ta đã làm nên một câu chuyện thần thoại trong lịch sử công nghiệp.
Tất nhiên, để tạo nên tính cách kiên cường trong một con người, không phải ai khác chính là cha và mẹ. Trong cuốn tự truyện của mình, nhà quản trị doanh nghiệp số I thế giới đã dành hẳn một chương để nói về người mẹ cũng như những phương pháp giáo dục mà ông được hưởng. Chính tình yêu thương và phương pháp giáo dục phù hợp đã tạo nên một tính cách kiên cường từ trong xương cốt.
Trong cuốn "Jack Welch và đường lối lãnh đạo GE", Robert Slater đã dựa vào hàng loạt những ví dụ cụ thể để đi đến kết luận đường lối lãnh đạo của Jack Welch chính là: Kinh doanh rất đơn giản, đừng phức tạp hoá nó, phải đối diện với thực tế, đừng sợ thay đổi, hãy đấu tranh với bệnh quan liêu, sử dụng bộ óc của nhân viên, phát hiện và thực tế hoá các sáng kiến.
Và khi lật giở từng trang của cuốn tự truyện do chính Jack viết, người đọc sẽ lại thấy rõ đường lối lãnh đạo ấy hiển hiện vô cùng rõ nét. Kể về việc đầu tư, nâng cao tuổi thọ sản phẩm, một chiến lược quan trọng đã được Hội đồng quản trị xác định, Jack viết: “chúng tôi đưa cho Mare một khoản tiền để anh ta nâng cấp xưởng lên thành nhà máy. Đồng thời giúp anh ta trong việc thu hút nhân tài.” - Thật ngắn gọn, đơn giản. Với Jack Welch, quản lý và lãnh đạo là như vậy. Thực ra, chiến lược luôn là vấn đề được những nhà quản trị quan tâm đặc biệt, nhưng Jack Welch lại hiểu theo cách riêng của mình, và trong suốt 20 năm nắm giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, ông đã chứng minh được đó là một quan niệm đúng. Trong cuốn tự truyện của mình, Jack viết ngắn gọn: chiến lược không phải là một kế hoạch hành động dài dằng dặc mà là quan niệm hạt nhân, dựa theo hoàn cảnh, không ngừng thay đổi, rồi cách tân.
Và để làm được như vậy, tức là dựa vào hoàn cảnh thì phải nắm được hoàn cảnh của những thị trường trọng điểm, những khu vực, chi nhánh quan trọng.
Câu chuyện Jack phát hiện và chi ra tới 1 triệu đô la Mỹ để khai kẽ hở trên thị trường lao động Nhật Bản chỉ là một trong vô vàn ví dụ sinh động cho các chuyến khảo sát thực tế mà ông tiến hành. Trong cuốn tự truyện của mình, Jack Welch gọi hành động đó là “lặn sâu”.
Nếu có một cuốn sách gọi là từ điển thuật ngữ quản trị doanh nghiệp thì Jack Welch ắt là người đóng góp không ít những thuật ngữ biểu lộ tính hành động của nhà quản trị. Robert Slater, tác giả của 2 cuốn sách mang tính chất nghiên cứu về cung cách quản lý và lãnh đạo của Jack đã thống kê được hàng chục từ như thế: Xây dựng lại, Hội nghị C, giai đoạn phần mềm, vòng tròn, linh hồn công ty nhỏ…Và mỗi từ, xét ra có thể trở thành một chiến thuật có tính ứng dụng cao trong rất nhiều doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hay đang hướng tới vị trí này, chọn những cuốn sách nói về bí quyết lãnh đạo của Jack Welch làm sách gối đầu…
MỤC LỤC:
Lời tác giả
Lời nói đầu
Phần 1: Những năm tháng hồi còn trẻ
Chương 1: Tạo dựng sự tự tin
Chương 2: Thay da đổi thịt
Chương 3: Lật mái nhà
Chương 4: Bay trên không dưới Rađa
Chương 5: Tiến gần liên minh lớn
Chương 6: Biển rộng mặc cho cá vẫy vùng
Phần 2: Xây dựng quan niệm triết học
Chương 7: Đối diện hiện thực và “bằng mặt không bằng lòng”
Chương 8: Sự nhìn xa trông rộng
Chương 9: Thời kỳ “bom nơtron”
Chương 10: Mua bán Rca
Chương 11: Doanh nghiệp của con người
Chương 12: Tái tạo Crontonville, tái tạo GE
Chương 13: Không biên giới: thực hiện ý tưởng tới cùng
Chương 14: “Lặn sâu”
…
Phần 3: Thay đổi luật chơi
Chương 19: Toàn cầu hóa
Chương 20: Ngành dịch vụ liên tục tăng trưởng
Chương 21: Xung quanh Six Sigma
Chương 22: Thương vụ điện tử
Phần 4: Hồi tưởng quá khứ và nhìn tương lai
Chương 23: “Về nhà đi, Mr Welch”
Chương 24: CEO rốt cuộc là làm gì
Chương 25: Bắt đầu từ golf
Chương 26: “Tân nhân”
Trân trọng giới thiệu!