Trên tay bạn là tập sách nhỏ, dành riêng để giới thiệu những nội dung chủ yếu nhất trong giai đoạn chiến đấu đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn từ đầu năm 1418 đến giữa năm 1423.
Ngày 7 tháng 2 năm 1418, tại Lam Sơn, Lê Lợi tổ chức lễ tế cờ xuất quân khởi nghĩa chống giặc Minh hung tàn.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa khi lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên Chí Linh. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh để rồi bị giặc bắt giết.
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao bị xúi giục hùa theo.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà. Nghĩa quân Lam Sơn chuẩn bị bước vào giai đoạn chiến đấu mới.
Trân trọng giới thiệu !