Năm 1657, chúa Trịnh Tạc lên nắm giữ triều chính Đàng Ngoài lúc 52 tuổi. Triều đình ban hành nhiều chính sách tích cực để chấn hưng đất nước sau bao năm chiến tranh loạn lạc, kinh tế trì trệ. Trong đó các chính sách phát triển thương mại tỏ ra có tác dụng tích cực hơn cả.
Triều đình chú trọng tu bổ hệ thống giao thông để khuyến khích giao thương hàng hóa. Năm 1664, theo đề nghị của thương thư bộ Lại Nguyễn Công Trứ, chúa cho sửa sang, thống nhất lại hệ thống đo lường.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp dù không được quan tâm đúng mức nhưng vẫn phát triển tích cực, nhân dân Đàng Ngoài du nhập thêm nhiều loại cây trồng ngoại lai, cây thủ công nghiệp (như thuốc lào, thuốc lá, dâu tằm), cây ăn quả, và các loại rau màu.
Thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Khắp lãnh thổ Đàng Ngoài, các làng thủ công chuyên nghiệp nở rộ như hoa, phải kể đến làng nhuộm Huê Cầu, làng giấy Yên Thái, làng gốm Bát Tràng, vv. Thăng Long - Kẻ Chợ trở thành kinh thành sầm uất bậc nhất Đông Nam Á. Không những vậy, ngoại thương với thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Hoa, Anh, Pháp biến Phố Hiến thành trung tâm xuất khẩu của Đàng Ngoài.
Trân trọng giới thiệu !