Gulliver Du Ký là một tác phẩm hư cấu, kết hợp tưởng tượng và châm biếm; một thể loại văn học không tưởng, nhiều ám chỉ bóng gió, có nhiều biểu tượng với ý nghĩa thầm kín, bề ngoài nhiều tình tiết gây cười, nhưng thực chất nghiêm trọng, đau xót là khác.
Tác phẩm gồm bốn tập nói về bốn chuyến đi biển của nhân vật Gulliver:
Trong tập một, sống với người Lilliupt tí hon, Gulliver thấy người dân ở đây tuỵ nhỏ bé nhưng đủ tài trí. Nhưng do chế độ cổ xưa của dân tộc họ đã thoái hóa; cầm đầu nước là một ông vua hiếu chiến chỉ muốn tàn phá, thôn tính nước láng giềng. Quan lại trong triều được chọn không dựa vào tài năng thực sự thích hợp để làm việc, mà thường có thói ghen tị, tham lam, lừa lọc... Những tật xấu đó nảy sinh ở những con người quá nhỏ bé nên dễ thấy nó ghê tởm, lố bịch.
Trong chuyến đi thư hai đến nước người khổng lồ, thông minh nhân đức, Gulliver thấy mình cũng như các đồng loại của anh nhỏ nhặt không có gì là tuyệt hảo, khác nào ngưòi tí hon so vói anh vậy.
Tại chuyến đi thứ ba, Hòn đảo bay là hình ảnh mỉa mai về vấn đề tập trung quyền lực trong tay một nhóm người xa rời dân, không biết gì đến nhu cầu của con người; họ hành động theo thuần túy lý thuyết. Laputa tượng trưng cho một chính quyền mà đứng đầu là một lũ điên cai quản theo khoa học chứ không theo đạo đức. Một đảo bay trên đầu dân, không tiếp xúc với đất đai nơi dân ở.
Vấn đề trong chuyến đi thứ tư là vấn đề gây tranh cãi suốt hơn một thế kỷ. Thậm chí đã có người cho là tác giả đã phỉ báng loài người qua nhân vật Yahoo.
Phải chăng Swift quan niệm trong con người có hai phần:
Huin không biết tình yêu, không biết sầu khổ, dục tính cũng như tham vọng... đấy là biểu tượng sinh vật duy lý của các nhà duy lý, còn Yahoo chỉ là đại diện cho những phần xấu xa của con nguời.
Tách ra như vậy để nhận rõ bản chất con người, đâu phải là sỉ nhục, con người, nhất là với Swift, như trên đã nói, một người hết lòng bênh vực người nghèo.