Bộ sách này bao gồm 5 tập với tổng cộng gồm 1.000 trang của tác giả Vũ Thanh Sơn viết về chân dung các nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà văn, nhà báo Vũ Thanh Sơn đã tập trung khắc họa lại tương lai tương đối đầy đủ và toàn diện về chân dung của 284 anh hùng hào kiệt của Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Trong đó nhiều nhân vật mà các cuốn sách đã xuất bản từ trước đến nay chưa hề được đề cập đến. Bằng công trình của mình không những tác giả đã đóng góp phần bổ sung cho những thiếu vắng của lịch sử nước nhà (đặc biệt là về nhân vật và sự kiện) mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục những tấm gương tiêu biểu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc - đó là sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Chân dung các nhân vật lịch sử Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận đại được tác giả Vũ Thanh Sơn tập trung khắc họa ở 3 nhóm chính tương ứng với ba thời kỳ sôi động của lịch sử Việt Nam, đã có biết bao anh hùng, nghĩa sĩ hô hào nhân dân vũ trang đánh đuổi giặc Pháp:
Đó là thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX (từ khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tại bán đảo Sơn Trà, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1/9/1858).
Là phong trào Cần Vương với nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của văn thân chống Pháp (1885 - 1896) phát triển rộng khắp từ Nam ra Bắc.
Và còn là phong trào đấu tranh chống Pháp đầu thế kỷ XX với ý thức của hệ tư tưởng mới (với các phong trào chống thuế ở Quảng Nam, phong trào Duy Tân, Đông Du dưới sự lãnh đạo của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…).
Trong cuộc kháng chiến chống cân sức này có biết bao anh hùng hào kiệt đã ngã xuống, nhưng ý chí quật cường chống giặc Pháp, cùng những lời tuyên bố đanh thép trước giây phút bị hành hình vẫn mãi sáng chói, rạng ngời lên chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam. Đó là những câu nói đến nay ta đọc lại vẫn rung động như Tổng đốc Nguyễn Tri Phương tuyên bố: “Bây giờ nếu ta chỉ miễn cưỡng lay lắt mà sống, sao bằng thung dung chết vì việc nghĩa”; Bình Tây đại nguyên soái Trương Định tuyên bố: “Chúng ta thề sẽ đánh mãi và không ngừng, khi ta thiếu tất cả ta sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm vũ khí cho binh lính ta” hay Nguyễn Trung Trực trước giờ giặc hành hình vẫn dõng dạc tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”… và còn rất nhiều, rất nhiều lời tuyên ngôn đanh thép khác.
Nhìn chung, các nhân vật lịch sử tác giả đề cập đến trong bộ sách đều xứng đáng được tôn vinh. Họ có thể là những quan lại, hay những nhà chí sĩ có tinh thần yêu nước. Mặc dù, mỗi người ở cương vị khác nhau, vị thế xã hội và hoàn cảnh xuất thân không giống nhau nhưng tất cả những con người ấy đều có chung mục đích cao cả nhất là không quản ngại hy sinh gian khổ, kiên quyết đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho đất nước.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Tôn Thất Thuyết
Vua Hàm Nghi
Tôn Thất Đàm
Côn Púa
Nguyễn Phạm Tuân
Lê Trực
Bạch Xỉ
Hoàng Thị Tám
Phan Đình Phùng
Cao Thắng
Lê Ninh
Phan Đình Thông
Đội Quyên
Nguyễn Huy Thuận
Vương Thức
Nguyễn Thức Tự
Trần Quang Diệm
Trần Xuân Soạn
Tống Duy Tân
Cầm Bá Thước
Hà Văn Mao
Đinh Công Tráng
Nguyễn Phương
Hoàng Bật Đạt
Phạm Bành
Nguyễn Đôn Tiết
Nguyễn Hữu Hạnh
Lê Văn Thức
Lê Ngọc Toản
Đội Tám
Nguyễn Trọng Tây
Lê Chính
Nguyễn Tử Tương
Đinh Văn Phú - Đinh Hữu Khang
Đốc Đen
Đốc Nhưỡng
Lãnh Hoan
Ba Báo
Sư Thuyền Quan
Sư Năm Thượng
Nguyễn Thiệt Thuật
Nguyễn Thiệt Kế
Nguyễn Thiện Dương
Đinh Gia Quế
Ngô Quang Huy
Ngô Quang Chước
Lê Văn Hanh
Phạm Văn Đức
Cả Sen
Đốc Đoán
Lãnh Duệ
Đốc Đồng
Bang Ấm
Đốc Muỗi
Lãnh Lường
Đốc Nhông
Nguyễn Văn Long
Quản Cầu
Phạm Trung Thứ
Tài liệu biên soạn chính