Một ngày đầu tháng Năm 2004, từ Điện Biên Phủ, miền Tây Bắc đất nước, nhà văn Bùi Bình Thi gọi điện trò chuyện với tôi. Sau khi kể lại lịch trình mấy ngày thăm viếng mảnh đất lịch sử này, anh nghẹn ngào bảo rằng: Riêng quả đồi A1, để đanh chiếm được nó, cách đây 50 năm, 1014 chiến sĩ đã hy sinh. Đất ở đây đã thấm máu đào chiến sĩ, đã trở thành đất thiêng.
Và hành hương về đây, mọi người phải trục giầy dép ra, đi chân không để da thịt tiếp xúc với đất, để có thể thẩm thấu, cảm nhận cho hết sự thiêng liêng của mỗi tấc đất của Tổ quốc được giải phóng bằng xương máu của các thế hệ cha ông. Đoạn đàm thoại phản ánh một trải nghiệm này của anh là cơ sở để sau này anh viết một đoản khúc trong vóc dáng của Tạp cảm.
Tạp cảm dưới các tiêu đề khác, những bài viết có hình dáng tương tự, đều là những sản phẩm được chế tác từ những nhận biết và cảm xúc trực tiếp của chính anh. Và đó là những đoản văn sinh ra từ cuộc giao thoa giữa thể tài văn học và báo chí.
Đọc Tạp cảm của nhà văn Bùi Đình Thi có cảm giác như được tiếp xúc trực tiếp, được giao du với một con người có tầm kiến thức văn sau rộng, một tầm xã hội sôi nổi, một năng lực nhập cuộc thực sự, một năng lượng tình cảm dồi dào và một bức lực bứt phá, thoải mái, thật tự nhiên.
(Nguồn: http://tiki.vn/sau-nhung-giot-nuoc-mat.html)