Đến Niu Yooc Nguyễn Tất Thành bắt gặp hai hình ảnh trái ngược nhau. Khu Harlem là biểu hiện tập trung của sự khốn cùng bi đát của người da đen, còn tượng thần Tự do là biểu tượng của sự vinh quang chói lọi của nước Mỹ. Sau khi sống nhiều ngày ở khu Harlem, Nguyễn Tất Thành đã đến tham quan tượng Nữ thần Tự do.
Theo một nhà sử học Mỹ, bà I. Stenson, đáng lẽ ca ngợi "ánh sáng tự do" tỏa ra từ ngôi sao trên vòng nguyệt quế, Nguyễn Tất Thành đã ghi vào sổ cảm tưởng ý kiến riêng của mình: "Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần Tự do thì người da đen bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".
Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu có một cái nhìn khái quát về xã hội phương Tây và ý thức được một số vấn đề lờn của thời đại mình đang sống.
Nội dung
Thay lời tựa: Hồ Chí Minh và lịch sử
I. Ra đi
II. Cha và con
III. Những bức thư không hề đến tay người nhận
IV. Đi tìm chân lý
V. Những thu hoạch đầu tiên
VI. Làm phụ bếp và học tiếng Anh
VII. "Nước Pháp đang có chiến tranh, tôi đi xem"