"Kể chuyện danh nhân Việt Nam" là bộ sách kể về hơn 200 vị danh nhân trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự tới khoa học, văn hóa xã hội trên suốt chiều dài lịch sử của đất nước.
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Khi giặc đến nhà thì toàn dân kiên quyết cầm vũ khí chống giặc, lúc chiến đấu công khai, lúc hoạt động bí mật, lớp người trước anh dũng ngã xuống, lớp người sau hăng hái tiến lên, không ai cam chịu sống cúi đầu dước ách thống trị của ngoại bang. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước là cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua mấy ngàn năm để giành Độc lập - Tự do đã tạo nên những trang sử vẻ vang chính là do toàn dân ý thức được chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Khi giặc đến nhà thì toàn dân kiên quyết cầm vũ khí chống giặc, lúc chiến đấu công khai, lúc hoạt động bí mật, lớp người trước anh dũng ngã xuống, lớp người sau hăng hái tiến lên, không ai cam chịu sống cúi đầu dước ách thống trị của ngoại bang. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước là cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua mấy ngàn năm để giành độc lập - tự do đã tạo nên những trang sử vẻ vang chính là do toàn dân ý thức được chân lý “không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức có mặt trên vũ đài chính trị - một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước nhà. Ta có thể kể đến gương hy sinh dũng cảm của những người cộng sản trẻ tuổi, như anh Nguyễn Phong Sắc – khi giữ chức Bí thư Kỳ bộ Trung kỳ đã phát động cao trào cách mạng mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận định: “Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc khởi nghĩa vĩ đại làm chấn động nền thống trị của chế độ thực dân và phong kiến hồi năm 1930 – 1931, mở đầu phong trào cách mạng đưa đến những thắng lợi huy hoàng của nhân dân VIệt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”. Trong khi đó, ở Nam kỳ hoạt động cùng thời với anh còn có anh Châu Văn Liêm – là một trong những người sáng lập Đảng và hy sinh khi chỉ huy cuộc biểu tình rầm rộ ở Đức Hòa (Long An). Ở miền Trung, có anh Nguyễn Nghiêm, người Bí thư chi bộ đầu tiên của Quảng Ngãi đã phát động quần chúng hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tương tự còn là những gương hy sinh của những người cộng sản trẻ tuổi như Tô Hiệu, Lý Tự Trọng…
Hẳn chúng ta chưa quên lúc con thuyền cách mạng đang lướt sóng trong phong ba bão táp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt củng cố khối đoàn kết đại dân tộc. Người kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước”. Đây là một chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp chung đấu tranh giành độc lập, tự do của nước nhà. Do đó, cuốn sách còn đề cập đến những nhân vật yêu nước khác là nhà nho Nguyễn Khắc Nhu – môt lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, đã hy sinh anh dũng trong công cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930; là anh Ký Con Trần Nghiệp – hy sinh lúc mới 23 xuân, anh đã chứng minh cho giặc Pháp biết rằng: không thể dùng bạo lực để khuất phục tinh thần quả cảm và nhiệt huyết của những con người quyết đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc mình…
Nhân dân muôn năm ghi nhớ công lao của những người đã hy sinh, đã có nhiều cống hiến cho Tổ quốc. Tên tuổi họ sống mãi cùng hồn thiêng sông núi.
Cuốn sách giới thiệu một số những nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu như Nguyễn Cao, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Khắc Nhu… Tuy không phải là tất cả nhưng nhân dân muôn năm ghi nhớ công lao của những người đã hi sinh, đã có nhiều cống hiến cho Tổ quốc. Tên tuổi họ sống mãi cùng hồn thiêng sông núi.