Nhà thơ, danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) có lẽ là người thiệt thòi nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
Sinh thời, Ôn Như bỏ việc binh về nhàn cư ở Tây Hồ (Thăng Long) đã từng bị gia đình phản đối. Chứng cớ: ông là con trưởng, dòng đích nhưng trong gia phả dưới tên ông lại ghi chữ Tuyệt(hết), mặc dù ông là Nguyễn Gia Cơ có chữ "Thứ vi trưởng" (thứ làm trưởng) tức là Nguyễn Gia Cơ được thay anh làm trưởng họ, thờ cúng tổ tiên, nối dõi huyết thống.
Thơ văn của Nguyễn Gia Thiều được một danh sĩ đương thời là Lý Văn Phức ca ngợi: "Mỗi câu đọc lên nghe đến kinh người" nhưng nay đã thất lạc gần hết, chí vỏn vẹn một khúc ngâm và mấy bài thơ ngắn.
Tên các tập thơ cũng không thống nhất. Nhiều tài liệu cho rằng ông có "Ôn Như Thi Tập", "Tây Hồ Thi Tập", "Tiền Hậu Thi Tập", "Tứ Trai Thi Tập
Khen thì cho rằng đó là kiệt tác của văn học Việt Nam, có hậu, oán mà không giận, cốt khuyên người ta tu thân tích đức để mong ra thu dụng với đời. "Cung Oán Ngâm Khúc" tạo nên tiếng khóc đau thương của nhân loại. Khúc ngâm đã đảo lộn trật tự thời gian thông thường... là bước tiến cao nhất và cuối cùng của thể ngâm. Nguyễn Gia Thiều lại cũng là một nhà cách tân, đạt đến những sáng tạo lớn, đi trước thời đại rất nhiều năm. Có thể nghĩ rằng không còn cách viết nào hay hơn cách Nguyễn Gia Thiều đã sử dụng.