MỤC LỤC:
Cùng bạn đọc
Phạm Duy Hiển - Đã bát tuần rồi Nguyên Ngọc ơi!
Trung Trung Đỉnh - Nhà văn Nguyên Ngọc, con đẻ của cách mạng
Anh Ngọc - Những kỷ niệm tinh thần về nhà văn Nguyên Ngọc
Phạm Vĩnh Cư - Mấy kỷ niệm khó quên với một chân nhân
Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyên Ngọc, con người lãng mạn
Trần Đăng Khoa - Nguyên Ngọc – Chân dung văn
Huỳnh Như Phương - Nguyên Ngọc – người ở tuyến đầu
Phạm Toàn - Một Nguyên Ngọc nhà giáo
Phạm Xuân Nguyên - “Chính ủy” Nguyên Ngọc
Trần Đăng - Lan man với nhà văn Nguyên Ngọc
Lê Văn Dương - Nguyên Ngọc với Tây Nguyên
Đan Phương - Lên nhà rẫy với Nguyên Ngọc
Tống Văn Công - Từ một bài báo nhỏ
Bảo Ninh - Thầy Nguyên Ngọc của tôi
Vu Gia - Chút duyên gặp gỡ
Nguyễn Thị Từ Huy - Những dịch phẩm của tự do
Nam Dao - Văn học, nội lực, trong-ngoài, và vài tra vấn với nhà văn Nguyên Ngọc
Nguyên Ngọc – Vũ Thành Tự Anh - Đối thoại về giáo dục
Nguyên Ngọc - Nguyễn Thị Từ Huy - Văn hóa và giáo dục: Cần phản tư về nguyên nhân của sự suy thoái
Nguyễn Huệ Chi - Ngẫm nghĩ về ba tư cách văn hóa của tôi trong những ngày làm việc ở William Joiner Center
Bùi Văn Nam Sơn - “Chân thắng” và “chân ga”
Bình Luận Về Sách:
“Những người làm cuốn sách này đã toan lấy tựa đề NGUYÊN NGỌC VỚI “CHÂN THẮNG” để nhấn mạnh rằng: Những năm gần đây ông đã dành phần lớn thời gian và sức lực cho công cuộc phản tư về nguyên nhân của sự suy thoái đến mức “báo động đỏ” của văn hóa và giáo dục nước nhà; không chỉ như một nhà phê bình nghiêm khắc đầy tính thuyết phục, mà còn bằng các hoạt động thực tiễn mang tính tiên phong qua Quỹ Văn hóa và Trường Đại học, cả hai đều mang tên Phan Châu Trinh - nhà cách mạng văn hoá và giáo dục đầu tiên của nước ta từ hồi đầu thế kỷ trước.
Nguyên Ngọc hoàn toàn dị ứng với các hoạt động “cờ, đèn, kèn, trống” mạo danh văn hóa. Ông bảo: Nó thâm trầm như chân phanh chứ có ồn ào bao giờ đâu! Rồi chua xót nhận xét: Hình như chúng ta chưa thật sự làm văn hóa?
Thế thì nguy to rồi! Nguyên Ngọc hẳn phải là người động lòng nhất khi nghe bà Aung San Suu Kyi dõng dạc tuyên bố: Thể chế chính trị của Miến Điện đã và sẽ có thể còn thay đổi, nhưng nền văn hoá hoá ấy! Bởi ông biết rõ, không thể có ai thực sự quan tâm đến vận mệnh nước nhà mà lại dám cả gan khẳng định rằng: Nền văn hoá truyền thống của dân tộc ta đã không bị mai một đi đến kinh ngạc, kể từ giữa thế kỷ trước cho đến nay!?
Vậy thì Nguyên Ngọc còn phải sống và “chiến đấu” dài dài cùng với chúng ta, không phải chỉ là để “Tiếp tục xem con tạo xoay vần ra sao?”, mà còn để chứng kiến “Cuộc sống vẫn cứ lừng lững đi tới!”
Mỗi bài trong tập sách này là một bông hoa đẹp góp lại thành một bó hoa tươi thắm thân ái tặng Nguyên Ngọc mến yêu và gần gũi của chúng ta nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80 của ông.”
Chu Hảo - GĐ-TBT NXB Tri thức