Cuốn sách được hình thành từ các bài báo của tác giả đăng trên các tạp chí chuyên ngành từ năm 2006 lại đây. Cuốn sách chỉ gói gọn trong mấy trăm trang, hẳn là chưa đủ. Đây là một đề tài lớn, cần những công trình tầm cỡ của nhiều chuyên gia mới chuyển tải hết được tầm vóc, trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh.
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hoá, nhưng nhân loại vẫn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Văn hóa là gì?”. Tùy theo cách tiếp cận để hiểu văn hóa, nhưng theo tôi, văn hóa có thể hiểu, đó là một phạm trù liên quan tới mọi hoạt động của con người, kết tinh trong đó các giá trị vật chất và tinh thần; năng lực hoạt động và sự phát triển của chính bản thân con người. Tất cả những điều đó cho chúng ta nhận thức về sự hoàn thiện và phản ánh đặc trưng riêng (tạo nên diện mạo, cốt cách, bản sắc) của cá nhân, cộng đồng, dân tộc, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định rằng “sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của con người, một cuốn sống có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa”.
Nhà văn hóa lớn Colombia là Mazques, người được giải thưởng Nobel, đã phát biểu tại cuộc gặp lần thứ hai các nhà trí thức Mỹ Latinh, tháng 12-1985 như sau: “Bản thân cách mạng cũng là một sự nghiệp văn hóa, nó biểu hiện trọn vẹn một thiên tướng và khả năng sáng tạo, chứng minh và đòi hỏi ở tất cả chúng ta một niềm tin sâu sắc ở tương lai”.
Cách hiểu văn hóa như vậy đã được Hồ Chí Minh nêu ra cách đây gần 70 năm (8-1943) khi Người cho rằng “văn hóa là tổng hợp của mọi thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Trước nay đã có những cách tiếp cận khác nhau về tư tưởng và sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh, nhưng nói chung cơ bản vẫn mới hiểu văn hóa Hồ Chí Minh thuộc kiến trúc thượng tầng; là đời sống tinh thần của xã hội. Hiểu như vậy là đúng, nhưng nói chung cơ bản vẫn mới hiểu văn hóa Hồ Chí Minh thuộc kiến trúc thượng tầng; là đời sống tinh thần của xã hội. Hiểu như vậy là đúng, nhưng chưa đủ. Tác giả sách này cũng đã có một số công trình đi theo hướng tiếp cận này. Chẳng hạn: “Về danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh (viết chung, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996), “Đỉnh cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam” (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001); “Hồ Chí Minh - văn hóa và đổi mới” (viết chung, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001) v.v… Tuy nhiên, càng nghiên cứu, tôi càng cảm thấy vấn đề văn hóa trong sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh có sức thu hút lớn, nhưng bản thân lại chưa giải quyết được bao nhiêu. Còn nhiều câu hỏi đọng lại mà chưa có lời giải đáp một cách đầy đủ và thuyết phục. Tại sao Hồ Chí Minh lại có thể trở thành một nhà văn hóa lớn? Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn như thế nào? Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng và sự nghiệp văn hoá Hồ CHí Minh trong thời đại ngày nay ra sao? v.v… Đã đến lúc phải mở rộng tầm nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ là kiến trúc thượng tầng mà toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người là sự thống nhất, hòa quyện giữa văn hóa với cách mạng, cách mạng với văn hóa. Một bài văn chính luận, bài thơ, bài báo; một hoạt động của Người… chứa đựng cả tư chất, trí tuệ, bản lĩnh của một “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”.
Trong những năm gần đây, trong giảng dạy và nghiên cứu, tôi cố gắng tiếp tục lý giải vấn đề này. 19 bài viết trong cuốn sách đề cập nhiều vấn đề, với những góc nhìn khác nhau. Đó là những vấn đề về văn hóa, đạo đức, nhân văn, quan hệ quốc tế, triết lý phát triển, dân chủ, dân vận v.v… Mỗi bài một vẻ, bài ngắn, bài dài, được đăng tải trên nhiều tạp chí, ở những thời điểm không giống nhau. Tuy nhiên, đọc kỹ các bài viết, người đọc vẫn có thể nhận ra sợ chỉ đỏ xuyên suốt, tinh thần cơ bản của cuốn sách, đó là Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn. Thí dụ: bàn về bản lĩnh cũng là một cách tiếp cận văn hóa Hồ Chí Minh. Hoặc, tầm nhìn về Đảng, lề lối xây dựng Đảng và rèn luyện cán bộ… đều có thể được nhìn nhận ở góc cạnh Đảng hoặc văn hóa trong Đảng. Đặt biệt là vấn đề văn hóa đạo đức được Người quan tâm sớm, nhất quán, xuyên suốt, toàn diện, sâu sắc.
Hồ Chí Minh tiếp thu học thuyết Mác - Lênin và các học thuyết khác trên thế giới không giáo điều, rập khuôn, máy móc, mà luôn sáng tạo, đổi mới.
Người nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học, tinh thần biện chứng và nhân đạo, cách xử trí mọi việc của Mác, Lênin, vận dụng một cách sáng tạo và góp phần phát triển học thuyết Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước Việt Nam thuộc địa. Như Nghị quyết 09 - NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 18-2-1995 đã khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề quan trọng, đặc biệt là về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Đó chính là trí tuệ, bản lĩnh và sắc thái văn hóa Hồ Chí Minh.
Bạn đọc thân mến! Cuốn sách chắc sẽ có những vấn đề làm bạn chưa thật sự hài lòng. Chẳng hạn sự trùng lắp có thể có; sự thiếu vắng một số nội dung; những vấn đề được trình bày chưa đi đến tận cùng… Đề tài lớn, lại là kết quả của các bài báo đăng rải rác trong nhiều năm, nên hạn chế là khó tránh khỏi. Tác giả hy vọng cuốn sách chỉ là góp thêm một viên gạch để tiếp tục xây những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung; về đạo đức, văn hóa của Người nói riêng. Và cũng vì vậy, rất mong bạn đọc gần xa góp cho nhiều ý kiến bổ ích.
Mục lục:
Lời tác giả
Đặc trưng bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Quyền lực và đạo đức
Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng
Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Mối quan hệ giữa đức và tài của người tình báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Giải pháp văn hóa nhằm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
Giáo dục văn hóa nhằm rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên
Xây dựng và phát triển văn hoá Đảng ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế
Quan điểm Đại hội X với việc nghiên cứ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Từ Phan Bội Châu đến Hồ Chí Minh sự kế tục và nâng cao những giá trị văn hóa
Tư tưởng và phong cách dân chủ Hồ Chí Minh
Tư tưởng và phong cách dân vận Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Quan điểm hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay
Giá thị trường tồn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh