Từ ngày cuốn Tân Việt-nam ra đời cho đến nay đã có hơn tám mươi năm, nhưng số sách do người Việt ta viết về Nhật Bản thì hãy đang còn quá khiêm tốn, về chất cũng như về lượng.
Về số lượng, những sách viết về Nhật Bản có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhìn về nội dung, tuy những sách này nói chung là những cố gắng đáng kể, nhưng phần lớn tác giả không phải là những nhà chuyên môn nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Nhật Bản, do đó không trách khỏi nhiều hạn chế.
Gần đây “Nhóm Tìm Hiểu Nhật Bản”, mà các thành viên là các cựu du học sinh Việt Nam ở Nhật, đã cho xuất bản tập san Tìm hiểu Nhật Bản ở Tokyo với những chuyên đề như “Chế độ giáo dục nhân viên và phương thức kinh doanh quản lý của xí nghiệp Nhật” (Số 1, 1983), “Bí quyết thành công của Nhật Bản trong việc kinh doanh và quản lý xí nghiệp” (Số 2, 1984). Tuy tập san này chưa được phổ biến rộng rãi cho lắm, nhưng đây là những gạch nối quan trọng đầu tiên giúp độc giả Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của một nước láng giềng và đồng thời cũng là một trong những nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới.
Ngày nay, với sự phát triển không lường của khoa học và kỹ thuật hiện đại, khoảng cách giữa các nước trên thế giới dường như được thu ngắn lại. dân tộc nào dẫu có tự hào về truyền thống văn hóa của họ đến đâu chăng nữa cũng phải đua tranh để học lấy kinh nghiệm của các nước khác. Nước nào chịu khó học hỏi một cách sáng tạo và uyển chuyển, thích ứng tiếp thu được cái hay của các nước khác thì tiến nhanh, nước nào cứ khu khu thủ cựu thì bị bỏ rơi trên đà tiến triển văn minh của nhân loại ngày càng gia tăng tốc độ. Trong hoàn cảnh đó, không bất cứ riêng gì cho nước ta, ngay cả những cười quốc Âu Mỹ hiện nay cũng đang nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản để có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn trong các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, và văn hóa. Tìm hiểu lịch sử và văn hóa của nước Nhật vừa giúp ta biết thêm kinh nghiệm của một dân tộc láng giềng, vốn cùng nằm trong vòng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo điều kiện để chúng ta có thể “nhìn lại chính mình” một cách khách quan hơn.
Khi nghiên cứu về Nhật Bản, các học giả đồng ý với nhau trên quan điểm là không thể giải thích tường tận, chu đáo về sự phát triển của nước Nhật ngày nay nếu không hiểu rõ về lịch sử và văn hóa của người Nhật. Với hoài bão giúp độc giả có một cuốn sách về lịch sử cận đại Nhật Bản mà đối tượng chính là người Việt, chúng tôi đã cố gắng đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Nhật Bản (ở Canada), đồng thời tổng hợp những thành quả nghiên cứu mới mẻ nhất của các học giả trong nghành, cố gắng phân tích những nét chính trong lịch sử Nhật Bản nhằm giúp độc giả trả lời những câu hỏi căn bản sau đây: Đâu là những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản? Những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước Minh trị Duy tân (1868), và những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoảng năm mươi năm sau đó? Tại sao trong các nước Đông Á chỉ có nước Nhật sớm trở nên cường quốc? Xã hội Nhật Bản đã biến dạng như thế nào trong hơn một trăm năm qua? Nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945? Làm sao giải thích sự phục hồi và phát triển kinh dị của kinh tế Nhật sau thế chiến thứ hai? Những vẫn đề nào cấp bách nhất đối với “cường quốc kinh tế” Nhật Bản ngày nay?
Trong sách này, để thích hợp với độc giả Việt Nam, những tên tiếng Nhật nào cần thiết đều có thêm âm Hán Việt để độc giả cảm thấy dễ quen thuộc và tiện bề tham khảo. Tuy vậy chúng ta cũng nên nhớ rằng âm tiếng Nhật mới là chính yếu và quan trọng trong việc nghiên cứu và tham khảo về Nhật Bản. Từ trước đến nay, có lẽ vì ảnh hưởng của sách vở bằng Hán văn, ta thường lẫn lộn tên của một số người Nhật; chẳng hạn như nhà chính khảo Inukai Tsuyoshi (1855-1932), ta gọi là Khuyển Dưỡng Nghị (còn khi viết với dấu ngang: Khuyển –Dưỡng – Nghị), hóa như họ cho ông ta là Khuyển và tên gọi là Dưỡng Nghị. Thật ra, họ của ông ta là Khuyển Dưỡng (Inukai) và tên của ông ta là Nghị (Tsuyoshi). Để tránh những lỗi lầm như vậy, trong sách này tên ông ta sẽ chú theo âm Hán Việt là “Khuyển - Dưỡng Nghị”. Trường hợp những tên khác cũng sẽ được giả quyết tương tự.
Mục lục:
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG THỨ NHẤT: NHẬT BẢN ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
CHƯƠNG THỨ HAI: NHẬT BẢN TRƯỚC THẾ KỶ 17
I. BÌNH MINH CỦA LỊCH SỬ NHẬT BẢN
II. XÃ HỘI QUÝ TỘC – THỜI NARA (710 – 794)
VÀ HEIAN (794 – 1185)
III. XÃ HỘI PHONG KIẾN (1185-1868)
1. THỜI ĐẠI KAMAKURA
2. ASHIKAGA BAKUFU VÀ SENGOKU JIDAI (thời đại chiến quốc) (1336-1590)
CHƯƠNG THỨ BA: NHẬT BẢN DƯỚI THỜI TOKUGAWA (1603-1868)
I. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
II. BUÔN BÁN VỚI NƯỚC NGOÀI
III. CHÍNH SÁCH BẾ QUAN TỎA CẢNG
IV. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ KINH TẾ
V. VĂN HÓA THỜI TOKUGAWA
1. NHO HỌC
2. KOKUGAKU (Quốc-học), RANGAKU (Lan-học) VÀ TƯ TƯỞNG KAIKOKU (Khai-quốc)
3. VĂN HỌC, DIỄN KỊCH, VÀ MỸ THUẬT
CHƯƠNG THỨ TƯ: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN TOKUGAWA
I. NHẬT-BẢN MỞ CỬA
II. NHỮNG HẬU QUẢ TỨC THỜI
III. CHÍNH QUYỀN BAKUFU BĂNG HOẠI
CHƯƠNG THỨ NĂM: MINH TRỊ DUY TÂN
GIAI ĐOẠN I:1868 - 1885
I NHỮNG CẢI CÁCH CHÍNH YẾU ĐẦU THỜI MINH - TRỊ
1 TIẾP THU VĂN MINH TÂY PHƯƠNG
2. CẢI TỔ GUỒNG MÁY CHÍNH QUYỀN
3. BỎ HAN ĐẶT HUYỆN (HAIHAN CHIKEN: PHẾ - PHIEN TRÍ – HUYỆN)
4. BÃI BỎ ĐẶC QUYỀN CỦA GIAI CẤP VŨ SĨ
5. CẢI CÁCH QUÂN ĐỘI
6. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI.
7. CẢI CÁCH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH
8. CẢI CÁCH GIÁO DỤC
II. BUNMEI KAIKA VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA XÃ HỘI NHẬT - BẢN
III. TÔN GIÁO
IV. SHIZOKU NỔI LOẠN
MINH TRỊ DUY TÂN
GIAI ĐOẠN II: 1886 – 1912
I. CHÍNH TRỊ
1. PHONG TRÀO TỰ DO DÂN QUYỀN
2. SOẠN THẢO HIẾN PHÁP MINH - TRỊ.
3. HIẾN PHÁP MINH - TRỊ.
4. QUỐC HỘI TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
II. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
III. LIÊN HỆ VỚI NƯỚC NGOÀI
1. SỬA ĐỔI NHỮNG ĐIỀU ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG
2. CHIẾN TRANH NHẬT - THANH
3. CHIẾN TRANH NHẬT - NGA
4. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHIẾN TRANH NHẬT – NGA
III. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT
CHƯƠNG THỨ BẢY: CÁC KHUYNH HƯỚNG TỰ DO, BÀNH TRƯỚNG VÀ QUÂN PHIỆT(1912 – 1931)
II. CÁC TRÀO LƯU TỰ DO DÂN CHỦ
III. NỘI CÁC CHÍNH ĐẢNG – HY VỌNG VÀ TAN VỠ
IV. VĂN HÓA NHẬT - BẢN THỜI TAISHO VÀ ĐẦU THỜI SHOWA
CHƯƠNG THỨ TÁM: TỪ MÃN – CHÂU QUỐC (MANCHUKOU) ĐẾN CHIẾN TRANH “ĐẠI ĐÔNG Á”
I. NHÓM QUÂN PHIỆT THẮNG THẾ
1. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
2. TÌNH HÌNH Ở TRUNG HOA
II. “SỰ KIỆN MÃN CHÂU”
III. CÁC NHÓM ÁI QUỐC, HỮ KHUYNH CỰC ĐOAN VÀ CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 1936.
IV. CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN
1. CUỘC CHIẾN Ở TRUNG -HOA
2. CHIẾN CUỘC Ở ĐÔNG – NAM – Á VÀ THÁI – BÌNH –DƯƠNG.
CHƯƠNG THỨ CHÍN: NHẬT-BẢN SAU CHIẾN TRANH: MỘT SỰ CHUYỂN MÌNH KINH DỊ
I. THỜI KỲ BỊ CHIẾM ĐÓNG
II THỜI KỲ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CAO ĐỘ
THƯ MỤC TÀI LIỆU
Tác giả:
Dịch giả Vĩnh Sính
Giáo sư học giả chuyên về văn hóa Đông Á VĨNH SÍNH đã mất vào ngày đầu năm 2014. Bên cạnh nhiều trước tác phổ biến trong giới chuyên môn, ông còn để lại cho độc giả người Việt một cuốn khảo luận giá trị - VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - GIAO LƯU VĂN HÓA. Theo thiển ý, cuốn sách này là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất về những bài học có thể rút ra từ lịch sử giao lưu giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Đặt mua tại:
Hoặc: Các kênh phân phối sách của Thaihabooks
+ Hệ thống phát hành miền Bắc:
+ Hệ thống phát hành miền Trung:
+ Hệ thống phát hành miền Nam:
1036