Có gì khác biệt giữa những cặp vợ chồng hạnh phúc và những người phải chia tay? Đó chính là sự hiểu biết, sự nỗ lực và khao khát củng cố mối quan hệ. Trong cuốn sách này, Philip Van Munching và Bernie Katz đã loại bỏ những nỗ lực vô ích, dẫn người đọc tới sự tự nhận thức về bản thân, đồng thời chỉ ra:
· Ngay cả những trải nghiệm từ thời thơ ấu cũng có thể dự đoán được kiểu người yêu của bạn.
· Phần vô thức trong con người bạn vừa cuốn hút, vừa cự tuyệt người bạn tình của bạn (thường là đồng thời).
· Lai lịch của bạn có thể cho biết bạn sẽ đấu tranh như thế nào, bạn giao tiếp tốt (hoặc kém) như thế nào, và bạn đối phó với những khoảng thời gian khó khăn ra sao.
· Thấu hiểu để cải thiện mối quan hệ của bạn.
Với những lời khuyên hợp lý và hài hước, Van Munching và Katz có thể giúp bất cứ bạn đọc nào bước đi trên con đường hướng tới tình yêu hoặc cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn.
Trích đoạn sách hay:
Còn tâm trí vô thức của bạn được ví như những ngăn kéo bị đóng im ỉm. Có rất nhiều thứ trong đó, ký ức, suy nghĩ, tình cảm, nhưng bạn không thể cạy chúng ra được, dù có dùng tới xà beng. Thực ra, nó còn lạ lẫm với bạn tới mức, khi những sự việc thoát ra khỏi ngăn kéo vô thức và biến thành những việc có ý thức, bạn liền phủ nhận. không coi chúng là của mình.Hãy thử nhớ lại những gì bạn đã ăn trong bữa tối hôm qua, chắc chắn bạn có thể nhớ được. Bạn cũng có thể nhớ được mối tình đầu của mình, nhớ được bạn đã chơi môn thể thao yêu thích như thế nào, nhớ được điều mà ông chủ đã nói khiến bạn tức giận tới mức có thể bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những ký ức này đều được lưu giữ trong tâm trí bạn, cùng với dòng chảy bất tận của những suy nghĩ, những niềm tin, những nhận thức, v.v... Nếu bạn muốn, có thể coi tâm trí của bạn là một chiếc tủ đựng đồ mà bạn có thể nhanh chóng tiếp cận với một vận tốc và một kỹ năng đáng nể. Hãy nghĩ tới điều này: bạn tình cờ gặp ai đó trên đường, và ngay khi nhìn thấy gương mặt người ấy, bạn sẽ tìm cách xâm nhập vào chiếc tủ tâm trí của mình và nhớ lại tên người đó, cảm nhận của bạn về người đó và cả những ký ức gắn liền với người đó nữa. Tâm thức của bạn được hình thành từ những điều mà bạn biết và (gần như) có thể tiếp cận được.
Hãy nghĩ về việc tỉnh dậy sau một giấc mơ. Những giây đầu tiên khi tỉnh dậy, bạn có thể nhớ được giấc mơ đó như thế nào; thậm chí bạn còn có thể nhớ được bối cảnh, nhân vật và những hành động diễn ra trong giấc mơ đó một cách sinh động. Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, những chi tiết của giấc mơ đó bắt đầu biến mất. Đến lúc ăn sáng, bạn thậm chí còn chẳng nhớ là mình đã mơ nữa. Đó là vì giấc mơ của bạn đã bị giam lại, hoặc bị tống ra khỏi vương quốc ý thức, đẩy vào vương quốc vô thức của bạn. (Điều này cũng có nghĩa là vùng vô thức trong tâm trí bạn chính là nơi những giấc mơ của bạn nên xác định mức độ trú ngụ.)
Thật ngây thơ khi tin rằng những điều chúng ta nghĩ và làm không bị ảnh hưởng bởi tiềm thức. Xét cho cùng, chúng ta không nhận thức được những gì ẩn nấp trong vô thức của bản thân, vậy thì thật ra ảnh hưởng của nó tới chúng ta như thế nào đây? Câu trả lời là thường xuyên. Những động lực, những suy nghĩ và những ý tưởng vô thức tác động tới chúng ta thường xuyên, khiến chúng ta làm những việc hoặc hành động theo những cách có vẻ gây cản trở cho chúng ta.
Đó chính là điều mà các nhà trị liệu phải dành hết thời gian trong ngày để đối phó. Người ta thường tìm đến các nhà trị liệu như Bernie vì bản thân họ đang làm một việc gì đó mà họ không thích, họ muốn dừng lại nhưng không thể. Điều họ muốn là phải cư xử dựa vào lý trí và theo lô-gic. Có thể mục tiêu của họ là không hẹn hò với người không phù hợp hoặc muốn giảm cân; có thể họ muốn hoàn thiện những thói quen học hành, hoặc muốn ngừng lo lắng về những việc họ không thể kiểm soát. Dù hành vi khiến người ta phải tìm đến các nhà trị liệu có như thế nào đi chăng nữa thì vẫn có một điều chắc chắn, đó là căn nguyên của những hành vi này đều bắt nguồn từ tiềm thức của người bệnh.
Dù nhận thức và vô thức cùng tồn tại trong tâm trí bạn nhưng chúng lại là những người hàng xóm tồi. Nhận thức giúp bạn hiểu rõ về điều bạn nghĩ, bạn muốn và bạn cảm nhận được. Nó cung cấp cho bạn tấm bản đồ cố định, nếu bạn muốn, có thể gọi nó là hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của riêng bạn về những việc bạn nên làm để có thể đạt được mục tiêu của mình, bất kể đó là việc gì. Nhưng vô thức lại chẳng mấy quan tâm tới tấm bản đồ đó. Nó chỉ toàn lái bạn lệch ra khỏi mục tiêu của mình. Vô thức chẳng quan tâm gì tới những kế hoạch của bạn, và thậm chí còn chẳng có quan hệ gì với lô-gic. Mà vô thức lại không thể bị cám dỗ hoặc thuyết phục.
Chính xác thì phần giấu mặt, không có ý thức, không có lý trí trong cá tính của bạn lại đóng vai trò quan trọng trong những hành vi "người lớn", đặc biệt là trong những mối quan hệ của bạn. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi dành hẳn một chương tiếp theo để tìm hiểu cách mà phần vô thức đã làm để bạn phải biết về nó trên cơ sở thông thường, và bạn làm thế nào. để sử dụng những dấu hiệu, biểu hiện này một cách có lợi cho bạn, thay vì phớt lờ và thầm ước chúng biến đi.
Về tác giả: PHILIP VAN MUNCHING đã viết bài cho rất nhiều ấn phẩm, trong đó có tờ New York Timesvà Chicago Tribune. Từ năm 2006, ông phụ trách chuyên mục "Devil's Adman" trên tờ Brandweek.
Tiến sĩ Bernie Katz là chuyên gia tư vấn tại Long Island, New York. Ông còn là giảng viên trường Cao đẳng cộng đồng Nassau. Trước đây, ông đã từng là đồng phát thanh viên của chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày State of Mind trên sóng truyền hình cáp Mỹ.
Thông tin về cuốn sách:
Tên sách | Sao tôi không hạnh phúc |
Tác giả | Philip Van Munching & Bernie Katz |
Giá | 49.000 (vnđ) |
Số trang | 311 |
Nhà xuất bản | Lao động - Xã hội |
Khổ | 13 x 20.5 (cm) |
Dạng bìa | Bìa mềm |
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
ĐỌC SÁCH EBOOKS:
- Alezaa:http://m.alezaa.com/search.php?q=Sao+t%C3%B4i+kh%C3%B4ng+h%E1%BA%A1nh+ph%C3%BAc
- Lạc Việt:
- Viettel:
- Smartebook: http://bookmate.vn/detail.aspx?bookid=10621