Thế nào là triết học nhân sinh? Triết học nhân sinh có thể đem ra bàn luận không?
Có câu “Thiên cơ bất khả lộ”, lại có câu “chỉ khả ý hội, bất khả ngôn truyền”, theo cách nói nhà Phật là “bất khả thuyết”.
Vì sao vậy?
Bởi ngôn ngữ là công cụ đắc lực, song cũng là cái bẫy. Một khi đã nói ra, viết ra, sẽ trở nên xơ cứng, thiếu sót, bị hiểu lệch lạc đi, bước vào quá trình “cứt chó hóa”.
Dám viết về triết học nhân sinh, triết học của đời người, thật dũng cảm thay! Cuốn sách trong tay bạn là tổng kết, đúc rút mấy chục năm trải nghiệm, cảm ngộ của một nhà văn lớn, cây đại thụ của văn đàn Trung Quốc – Vương Mông. Nội dung hàm súc triết lý cao song thể hiện dưới lối viết hóm hỉnh mà gần gũi, Triết học nhân sinh của Vương Mông đã trở thành một hiện tượng sách bán chạy trong năm đầu tiên xuất bản 2003, và đến nay vẫn được rất đông độc giả trẻ tuổi tìm đọc và tán thưởng.
Bạn sẽ tìm thấy ở đây 21 nguyên tắc trong quan hệ đối nhân, vì sao điều quan trọng nhất trong đời người là biết “không làm gì”, lời đáp cho “vô thường” và “hữu thường”, cùng “đại đạo vô thuật”…